Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 1 thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ xã hội. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết
Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC NGÀY HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
Hãy tìm một câu văn sử dụng biệt ngữ xã hội
Ví dụ: Các công ty đa cấp đã lùa được rất nhiều “gà”.
Bài 1: Câu chuyện của lịch sử
Thực hành tiếng Việt
BIỆT NGỮ XÃ HỘI
NỘI DUNG BÀI HỌC
Em hãy dựa vào kiến thức đã học và trả lời câu hỏi:
Đặc điểm
Có đặc điểm riêng về ngữ âm
Có đặc điểm riêng về ngữ nghĩa
>>> Hình thức:
Ví dụ 1:
Anh đây công tử không “vòm”
Ngày mai “kện rệp” biết “mòm” vào đâu
(Nguyên Hồng, Bỉ vỏ)
Vòm: nhà
Kền rệp: hết gạo
Mòm: ăn
Ví dụ 2: Tớ chỉ nhường tháng này thôi, tháng sau thì tớ cho cậu ngửi khói.
Ngửi khói
Dùng mũi để nhận biết mùi khói
Tụt lại phía sau
>>>
Lưu ý
Sử dụng hạn chế, phù hợp với đối tượng và mục đích giao tiếp.
Đối với nhà văn, sử dụng biệt ngữ xã hội để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của một nhóm người đặc biệt nào đó.
Nhờ dùng biệt ngữ, bức tranh cuộc sống của một đối tượng cụ thể trở nên sinh động, chân thực.
LUYỆN TẬP
Hoàn thành các bài tập trong SGK tr.16, 17
Bài tập 1 SGK trang 16
Chỉ ra biệt ngữ xã hội ở những câu sau và cho biết dựa vào đâu em khẳng định như vậy. Giải thích các biệt ngữ đó:
(Ngô An Kha, Tìm mảnh ghép thiếu)
Đáp án
Câu a
Năm lên sáu, cung thiếu nhi thành phố có cuộc tuyển “gà” khắp các trường tiểu học, tôi cũng được chọn gửi đến lớp năng khiếu.
Câu b
Ôn tập cẩn thận đi em. Em cứ “tủ” như vậy, không trúng đề thì nguy đấy.
Bài tập 2 SGK trang 16
“Cái việc lơ đễnh rất hữu ý đó, cái chuyện bỏ quên hộp thuốc lào vẫn là một ám hiệu của Cai Xanh dùng tới mỗi lúc đi tìm bạn để “đánh một tiếng bạc lớn” nghĩa là cướp một đám to.
(Nguyễn Tuân, Một đám bất đắc chí)
Vì sao ở câu trên, người kể chuyện phải giải thích cụm từ “đánh một tiếng bạc lớn”? Theo em, tác giả dùng cụm từ đó có mục đích gì?
Đáp án
Câu dẫn có sử dụng biệt ngữ “đánh một tiếng bạc lớn”. Khi dùng biệt ngữ đó, tác giả biết rằng số đông độc giả sẽ cảm thấy lạ, khó hiểu. Do vậy, tác giả thấy cần giải thích để người đọc hiểu được nghĩa của câu.
Cụm từ đặt trong ngoặc kép, được tác giả sử dụng với mục đích tái hiện chân thực cách nói năng trong nội bộ một nhóm người mưu toan làm những việc mờ ám, không muốn để người ngoài biết được.
Bài tập 3. Trong phóng sự Tôi kéo xe của Tam Lang (viết về những người làm nghề kéo xe chở người thời trước Cách mạng tháng Tám năm 1945), có đoạn hội thoại:
- Mày đã “làm xe” lần nào chưa?
- Bẩm, chúng cháu làm bao giờ cả.
Trong Cạm bẫy người của Vũ Trọng Phụng – một tác phẩm vạch trần trò gian xảo, bịp bợm của những kẻ đánh bạc trước năm 1945 – có câu: Tôi rất lấy làm lạ là vì cứ thấy hai con chim mòng thắng trận, ù tràn đi mà nhà đi săn kia đã phí gần hai mươi viên đạn.
Nêu tác dụng của việc sử dụng biệt ngữ xã hội (in đậm) trong các trường hợp trên. Đọc tác phẩm văn học, gặp những biệt ngữ như thế, việc đầu tiên cần làm là gì?
Đáp án
.....
=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác
Bài giảng điện tử ngữ văn 8 KNTT, giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối bài 1 thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ, giáo án powerpoint ngữ văn 8 KNTT bài 1 thực hành tiếng Việt: Biệt ngữ