Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 KNTT bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đọan văn quy nạp

Tải bài giảng điện tử powerpoint Ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đọan văn quy nạp. Bài học được thiết kể đẹp mắt, nội dung giảng dạy hay nhiều trò chơi và video phong phú thu hút học sinh tập trung nắm bắt kiến thức quan trong. Giáo án tải về chỉnh sửa được. Kéo xuống để xem chi tiết

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN ĐẾN VỚI BUỔI HỌC HÔM NAY!

KHỞI ĐỘNG

Em hãy cho biết có bao nhiêu cách trình bày đoạn văn trong văn bản nghị luận?

Có 6 cách

Cách trình bày văn nghị luận

Diễn dịch

Câu chủ đề đứng ở đầu đoạn văn

Quy nạp

Câu chủ đề đứng ở cuối đoạn văn

Tổng – phân – hợp

Câu chủ đề ở đầu và cuối đoạn văn

Song hành

Các nội dung được trình bày độc lập

Móc xích

Câu văn trước làm tiền đề cho câu văn sau

So sánh

Có sự so sánh để làm nổi bật luận điểm trong đoạn văn

Bài 3: Lời sông núi

Thực hành tiếng Việt

ĐOẠN VĂN DIỄN DỊCH VÀ ĐOẠN VĂN QUY NẠP

NỘI DUNG BÀI HỌC

ÔN TẬP KIẾN THỨC

Khái niệm đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

 Tác dụng đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

LUYỆN TẬP

Dựa vào các kiến thức đã học và trả lời những câu hỏi sau:

  • Trình bày khái niệm đoạn văn diễn dịch và quy nạp?
  • Trình bày chức năng của việc trình bày đoạn văn theo diễn dịch hay quy nạp?
  1. Khái niệm đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Đoạn văn diễn dịch

Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở đầu đoạn

Các câu còn lại triển khai ý tưởng chủ đề, mang ý nghĩa minh hoạ, cụ thể

  • Triển khai bằng các thao tác: giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận
  • Kèm những nhận xét, đánh giá và bộc lộ sự cảm nhận của người viết

Ví dụ

Tiếng Việt có những đặc sắc của một thứ đẹp đẽ, một thứ tiếng hay. Nói thế có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt là một thứ tiếng hài hòa về mặt âm hưởng, thanh điệu mà cũng rất tế nhị, uyển chuyển trong cách đặt câu. Nói thế cũng có nghĩa là nói rằng: tiếng Việt có đầy đủ khả năng để diễn đạt tình cảm, tư tưởng của người Việt Nam và để thỏa mãn cho yêu cầu của đời sống văn hóa nước nhà qua các thời kì lịch sử.

(Đặng Thai Mai, Tiếng Việt, một biểu hiện hùng hồn của sức sống dân tộc)

  • Câu chủ đề (gạch chân) được đặt ở đầu đoạn, khẳng định hai nét đặc sắc của tiếng Việt là đẹphay.
  • Các câu tiếp theo nói rõ cái đẹp và cái hay thể hiện cụ thể như thế nào.

Đoạn văn quy nạp

  • Đoạn văn được trình bày đi từ các ý chi tiết, cụ thể nhằm hướng tới ý khái quát
  • Câu chủ đề mang ý nghĩa khái quát đứng ở cuối đoạn
  • Các câu trên được trình bày bằng thao tác minh hoạ, lập luận, cảm nhận và rút ra nhận xét, đánh giá chung

Ví dụ

Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Đề cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, quái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hóa truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.

(Nhiều tác giả, Để làm tốt bài thi môn Ngữ Văn kì thi trung học phổ thông quốc gia – phần nghị luận xã hội, NXB Giáo dục Việt Nam, 2016)

  • Ba câu đầu nêu những biểu hiện của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa.
  • Câu chủ đề (gạch chân) ở cuối đoạn văn mới có cơ sở khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa, đáng được đề cao.
  1. Tác dụng đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp

Đều đáp ứng yêu cầu cơ bản của một đọan văn: thể hiện rõ chủ đề

  • Có câu chủ đề việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn
  • Dù câu chủ đề được đặt ở đầu hay cuối đoạn.

> Đều đặc biệt phù hợp với văn bản nghị luận

LUYỆN TẬP

Hoàn thành các bài tập trong SGK trang 64, 65

Bài tập 1: SGK tr.64

Tìm câu chủ đề trong các đoạn văn sau, từ đó xác định kiểu đoạn văn (diễn dịch, quy nạp). Phân tích tác dụng của từng cách thức tổ chức đoạn văn.

  1. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho Cao Ðế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than, báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay để cứu nạn cho nước. Kính Ðức một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thái Sung; Cảo Khanh một bầy tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa các bậc trung thần nghĩa sĩ, bỏ mình vì nước, đời nào chẳng có? Giả sử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được!

(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)

  1. Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường. Cậu này là học sinh trường THCS Lê Quý Đôn, bạn ấy thuộc trường THCS Lương Thế Vinh, còn cô bé kia học ở trường THCS Đặng Thai Mai… tất cả đều được nhận ra nhờ bộ đồng phục mà học mặc. Trong cuộc thi “Nhóm bạn lí tưởng” ở huyện, “màu cờ sắc áo” không chỉ thể hiện ở tài trí của năm bạn trong đội hình thi đấu sân sân khấu, mà còn ở các nhóm cổ động viên tưng bừng, nổi bật trong bộ đồng phục của trường mình trên khán đài.

(Dẫn theo Ngữ văn 6, tập hai, Kết nối tri thức với cuộc sống, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021 tr.67)

Đáp án

Câu a

Câu chủ đề: “Giả sử mấy người đó cứ khư khư theo thói nhi nữ thường tình thì cũng đến chết hoài ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách cùng trời đất muôn đời bất hủ được!”

  • Đoạn văn quy nạp.

>>> 

  • Các câu đầu nêu những tấm gương về các bậc trung nghĩa.
  • Gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội.

Câu b

Câu chủ đề: “Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường”

  • Đoạn văn diễn dịch

>>> 

  • Khẳng định đồng phục không chỉ đẹp mà còn tạo nên bản sắc của mỗi trường.
  • Các câu sau nói rõ nét đặc sắc của mỗi trường thông qua bộ đồng phục

Bài tập 2: SGK tr.64, 65

 

Hình ảnh về file sile, ppt trình chiếu

.....

=> Còn nữa.... Files tải về, sẽ có đầy đủ nội dung bài học

Tải giáo án Powerpoint Ngữ văn 8 KNTT bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn diễn dịch và đọan văn quy nạp

TẢI GIÁO ÁN POWERPOINT BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Giáo án powerpoint, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Sinh động, hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học cho học sinh
  • Kết hợp nhiều hoạt động giảng dạy hay, video và nhiều trò chơi thú vị

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

Nhận đủ cả năm ngay sau thanh toán

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 450k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Từ khóa tìm kiếm:

Bài giảng điện tử ngữ văn 8 KNTT, giáo án điện tử ngữ văn 8 kết nối bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn, giáo án powerpoint ngữ văn 8 KNTT bài 3 thực hành tiếng Việt: Đoạn văn

Bài giảng điện tử Ngữ văn 8 KNTT


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay