Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Ôn tập kiến thức Công nghệ cơ khí 11 kết nối tri thức bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. Tìm hiểu về vai trò của chăn nuôi

Các vai trò của chăn nuôi đối với gia đình và địa phương em:

+ Cung cấp nguồn thực phẩm giàu protein. 

+ Cung cấp nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

+ Cung cấp sức kéo, phân bón cho trồng trọt.

2. Tìm hiểu về một số thành tựu nổi bật của việc ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi

a. Thành tựu trong công tác giống vật nuôi

- Cấy phôi từ bò mẹ cao sản sang bò cái khác. 

- Thụ tinh nhân tạo bằng tinh trùng bảo quản trong môi trường nhân tạo. 

- Phát hiện sớm giới tính của phôi. 

- Rút ngắn thời gian chọn tạo giống, chọn lọc chính xác, nâng cao chất lượng giống.

b. Thành tựu trong nuôi dưỡng, chăm sóc vật nuôi

- Công nghệ trong chăn nuôi:

+ Cho ăn thông minh.

+ Tắm chải tự động.

+ Thu gom trứng gà tự động.

+ Vắt sữa bò tự động.

- Thành tựu trong chăn nuôi:

+ Chăn nuôi khép kín từ sản xuất con giống đến chế biến, tiêu thụ.

+ Tự động hóa chuồng trại.

+ Đeo vòng cổ theo dõi vô tuyến cho bò.

+ ...

c. Thành tựu trong xử lí chất thải và bảo vệ môi trường trong chăn nuôi

- Công nghệ cao trong xử lí chất thải chăn nuôi:

+ Công nghệ biogas.

+ Đệm lót sinh học.

+ Chế phẩm vi sinh xử lí chuồng trại. 

- Ý nghĩa:

+ Xử lí chất thải chăn nuôi đạt hiệu quả. 

+ Giảm thiểu ô nhiễm môi trường. 

+ Mang lại hiệu quả kinh tế cho người chăn nuôi.

3. Tìm hiểu về triển vọng của chăn nuôi trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0 

a. Phát triển để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của con người

- Mức tiêu thụ trứng, thịt, sữa bình quân đầu người nước ta còn thấp so với khu vực và thế giới.

- Ngành chăn nuôi có triển vọng phát triển để đáp ứng cho sự gia tăng dân số và nhu cầu ngày càng tăng trong thời gian tới.

b. Phát triển để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

- Do quá trình đô thị hóa nhanh trên phạm vi toàn cầu, diện tích đất đai giảm mạnh, dân số tăng lên, thu nhập bình quân đầu người ngày càng cao,... dẫn đến nhu cầu về thực phẩm động vật như thịt, sữa, trứng,... sẽ tăng hơn 70% trong khoảng 3-5 thập kỉ tới.

-> Áp dụng công nghệ cao trong chăn nuôi, nông nghiệp hữu cơ, chăn nuôi thông minh,... không chỉ đáp ứng cho nhu cầu trong nước mà còn có thể mở rộng xuất khẩu.

c. Phát triển nhờ ứng dụng khoa học công nghệ

- Có hơn một nửa dân số đã kết nối và sử dụng internet, tốc độ phát triển công nghệ diễn ra rất nhanh chóng, hàng triệu nông dân dễ dàng tiếp cận với internet tốc độ cao.

- Công nghệ mãy tính, điện toán đám mây và trí tuệ nhân tạo,... ngày càng được ứng dụng nhiều trong sản xuất.

- Ngành chăn nuôi được công nghiệp hóa ở hầu hết các khâu, từ sản xuất, chế biến, bảo quản đến kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm.

d. Nhà nước có nhiều chính sách hỗ trợ

- Phát triển công nghệ sản xuất giống vật nuôi, chế biến thức ăn chăn nuôi và công nghệ chuồng trại, xử lí chất thải chăn nuôi.

- Phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến,... theo chuỗi, từ trang trại đến bàn ăn.

- Tích cực đào tạo để cung cấp đủ lao động chất lượng cao.

- Ban hành các chính sách phù hợp nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi về đất đai, thuế, vốn vay,... 

4. Tìm hiểu về yêu cầu cơ bản đối với người lao động của một số ngành nghề phổ biến trong chăn nuôi 

Những yêu cầu cơ bản:

+ Có sức khỏe tốt, chăm chỉ, chịu khó và trách nhiệm cao trong công việc.

+ Có kiến thức, kĩ năng cơ bản về chăn nuôi; khả năng sử dụng, vận hành các thiết bị, máy móc trong chăn nuôi.

+ Tuân thủ an toàn lao động, có ý thức bảo vệ môi trường trong chăn nuôi.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi, Kiến thức trọng tâm Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 1: Vai trò và triển vọng của chăn nuôi

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ chăn nuôi 11 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net