Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 4: Chọn giống vật nuôi

Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối tri thức bài 4: Chọn giống vật nuôi. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. Tìm hiểu về khái niệm chọn giống vật nuôi

- Khái niệm: 

+ Là lựa chọn và giữ lại làm giống những cá thể mang đặc tính tốt, phù hợp với mục đích của chăn nuôi và mong muốn của người chọn giống.

+ Thải loại các cá thể không đạt yêu cầu.

- Mục đích: Duy trì và nâng cao những đặc điểm tốt của giống vật nuôi qua mỗi thế hệ.

2. Tìm hiểu về các tiêu chí cơ bản để chọn giống vật nuôi

a. Ngoại hình

- Khái niệm: Hình dáng bên ngoài của vật nuôi, liên quan đến sức khỏe, cấu tạo, chức năng của các bộ phận bên trong cơ thể và khả năng sản xuất.

- Tiêu chí trong chọn giống: hình dáng toàn thân, màu sắc da, lông, tai, mõm, bụng, số núm vú, sừng, chân (gia súc), mào, tích, chân, màu lông (gia cầm).

b. Thể chất

- Khái niệm: đặc tính thích nghi của con vật trong những điều kiện sinh sống và di truyền nhất định, liên quan đến sức khỏe và khả năng sản xuất của con vật.

- Phụ thuộc vào những yếu tố: tốc độ sinh trưởng, kích thước của vật nuôi, sức khỏe của vật nuôi, khả năng hoạt động của vật nuôi,...

c. Sinh trưởng, phát dục

- Khái niệm: 

+ Sinh trưởng: sự tích lũy chất hữu cơ do quá trình trao đổi chất, làm cho cơ thể tăng lên về khối lượng, thể tích và kích thước của từng cơ quan, bộ phận và toàn cơ thể.

+ Phát dục: quá trình biến đổi về chất của cơ thể, bao gồm sự hình thành và hoàn thiện chức năng của từng cơ quan, bộ phận mới của cơ thể ngay từ giai đoạn đầu tiên của bào thai và trong suốt quá trình phát triển của cơ thể con vật.

- Ý nghĩa: 

+ Giúp cơ thể vật nuôi phát triển hoàn chỉnh.

+ Là căn cứ quan trọng để chọn lọc vật nuôi.

d. Khả năng sản xuất

- Khái niệm: Khả năng tạo ra sản phẩm của vật nuôi: năng suất sinh sản, cho thịt, trứng, sữa, sức kéo.

- Phụ thuộc vào yếu tố: từng loại giống, chế độ chăm sóc, nuôi dưỡng và đặc điểm cá thể.

3. Tìm hiểu về một số phương pháp chọn giống vật nuôi

a. Chọn lọc hàng loạt

- Khái niệm: Dựa vào ngoại hình, các chỉ tiêu về khả năng sản xuất của đàn vật nuôi để chọn những cá thể phù hợp với mục tiêu chọn giống.

- Các bước tiến hành: 

+ B1: Xác định các chỉ tiêu chọn lọc phù hợp (khối lượng cơ thể, năng suất trứng, sữa,...).

+ B2: Dựa vào đặc điểm kiểu hình, kết quả ghi chép khả năng sản xuất (Thế hệ xuất phát) -> Chọn cá thể đạt chỉ tiêu chọn lọc (thế hệ 1), cá thể không đạt thì loại bỏ.

+ B3: Đánh giá hiệu quả chọn lọc (so sánh chỉ tiêu chọn lọc thế hệ 1 với thế hệ xuất phát).

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: dễ tiến hành, không đòi hỏi kĩ thuật cao, không tốn kém.

+ Nhược điểm: chủ yếu căn cứ vào kiểu hình, không biết kiểu gene -> hiệu quả chọn lọc không cao và không ổn định.

b. Chọn lọc cá thể

- Khái niệm: Chọn ra một hay vài cá thể biểu hiện các đặc điểm phù hợp với mục đích đặt ra của giống (thường là đực giống).

- Các bước tiến hành: 

+ B1: Chọn lọc tổ tiên (tìm con vật có tính trạng trội, tốt trong phả hệ, lí lịch tổ tiên của con vật).

+ B2: Chọn lọc bản thân (kiểm tra năng suất dựa vào các đặc điểm về ngoại hình, khả năng sinh trưởng, phát dục và khả năng sản xuất).

+ B3: Chọn lọc theo đời sau (các tiêu chuẩn đánh gia như bước 2).

- Ưu và nhược điểm:

+ Ưu điểm: Hiệu quả chọn lọc cao, giống được tạo ra đồng đều, năng suất ổn định, sử dụng được trong thời gian dài.

+ Nhược điểm: cần nhiều thời gian, cơ sở vật chất và yêu cầu kĩ thuật cao.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Công nghệ chăn nuôi 11 kết nối bài 4: Chọn giống vật nuôi, Kiến thức trọng tâm Công nghệ chăn nuôi 11 KNTT bài 4: Chọn giống vật nuôi

Xem thêm các môn học

Giải công nghệ chăn nuôi 11 KNTT mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net