Ôn tập kiến thức địa lí 10 CTST bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Ôn tập kiến thức địa lí 10 CTST bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. PHÂN BỐ DÂN CƯ

- Sự phân bố dân cư trên thế giới không đều trong không gian và biến động theo thời gian. 

- Mật độ dân số trung bình thế giới là 60 người/km2 (năm 2020). 

- Nơi có mật độ dân số đông dân nhất là quốc gia Mô-na-cô (Monaco), lên đến 26 338 người/km2; nơi thưa dân nhất là đảo Grơn-len (Greenland – Đan Mạch) chỉ chưa đến người/km2.

2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÂN BỐ DÂN CƯ

a. Các nhân tố kinh tế - xã hội

- Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và tính chất của nền kinh tế: có vai trò quyết định trong sự phân bố dân cư.

- Lịch sử khai thác lãnh thổ và chuyển cư: những khu vực được khai thác lâu đời có dân cư đông đúc hơn những khu vực mới khai thác. Việc chuyển cư với quy mô lớn có tác động nhiều tới sự phân bố dân cư trên thế giới. 

b. Các nhân tố tự nhiên

- Vị trí địa lí, các điều kiện tự nhiên (khí hậu, nước, địa hình, đất đai,...) tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn đến đời sống con người qua đó tác động đến sự phân bố dân cư.

3. ĐÔ THỊ HÓA

a. Khái niệm

- Đô thị hoá là quá trình kinh tế – xã hội mà biểu hiện của nó là sự tăng nhanh về số lượng và quy mô của các điểm dân cư đô thị, sự tập trung dân cư trong các thành phố, nhất là các thành phố lớn và phổ biến rộng rãi lối sống thành thị.

- Tỉ lệ dân thành thị trên thế giới ngày càng tăng, các nước phát triển có tỉ lệ dân thành thị cao hơn các nước đang phát triển nhưng tốc độ tăng của tỉ lệ dân thành thị ở các nước đang phát triển lại nhanh hơn các nước phát triển.

b. Các nhân tố tác động đến đô thị hoá

- Nhân tố kinh tế - xã hội: trình độ phát triển kinh tế; qúa trình công nghiệp hoá; đường lối và hệ thống chính sách của nhà nước.

- Nhân tố tự nhiên: Vị trí địa lí có ảnh hưởng đến lịch sử hình thành và phát triển đô thị, tỉnh chất đô thị và lối sống đô thị. Các đô thị lớn có lịch sử phát triển lâu đời đều nằm ở những nơi có vị trí địa lí thuận lợi về giao thông, điều kiện sống.... tạo mối liên kết kinh tế nội vùng, quốc tế. Những vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi sẽ thu hút dân cư do đó quá trình đô thị hoá diễn ra sớm hơn với quy mô lớn hơn.

c. Ảnh hưởng của đô thị hoá đến sự phát triển kinh tế – xã hội và môi trường

- Tác động tích cực

+ Đối với kinh tế – xã hội: góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản sang khu vực công nghiệp và xây dựng, khu vực dịch vụ; tạo việc làm, tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư..

+ Đối với môi trường: đô thị hoá mở rộng không gian đô thị và cải thiện cơ sở hạ tầng, hình thành môi trường đô thị hiện đại, góp phần giúp người dân có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ tiện nghi và ứng xử văn minh, thực hiện quy định về vệ sinh môi trường.

-  Tác động tiêu cực:

+ Đối với kinh tế – xã hội: gây quá tải cơ sở hạ tầng (giao thông, nhà ở, điện nước, y tế, giáo dục,..) dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo giữa các vùng và tạo sức ép lên vấn đề giải quyết việc làm, quản lí hành chính và trật tự an ninh đô thị. Trong khi đó, ở nông thôn sẽ thiếu hụt nguồn lao động, gây ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế.

+ Đối với môi trường: đô thị hoá làm suy giảm đa dạng sinh học, thay đổi địa hình bề mặt, mực nước ngầm,.. Môi trường bị ô nhiễm từ các chất thải trong sản xuất và sinh hoạt ở các đô thị.

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 chân trời sáng tạo bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa, giải địa lí 10 sách CTST, giải địa lí 10 CTST bài 21: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com