Ôn tập kiến thức địa lí 10 CTST bài 36: Địa lí ngành thương mại

Ôn tập kiến thức địa lí 10 CTST bài 36: Địa lí ngành thương mại. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. VAI TRÒ, ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI

- Vai trò:

+ Hoạt động nội thương tạo ra thị trường thống nhất trong nước và thúc đẩy sự phân công lao động theo lãnh thổ giữa các vùng; đồng thời phục vụ nhu cầu tiêu dùng của từng cá nhân trong xã hội.

+ Hoạt động ngoại thương góp phần gắn liền thị trường trong nước với thị trường thế giới; tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước. 

+ Hoạt động thương mại là khâu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, giúp cho sự trao đổi hàng hoá và dịch vụ được mở rộng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế thị trường. 

+ Góp phần sử dụng hợp lí các nguồn lực, thúc đẩy phân công lao động xã hội, tăng cường hợp tác quốc tế.

- Đặc điểm:

+ Hoạt động thương mại là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa người bán và người mua, đồng thời tạo ra thị trường. Thị trường hoạt động theo quy luật cung và cầu. Sự biến động của thị trường dẫn đến sự biến động về giá cả.

Hoạt động ngoại thương được đo bằng cán cân xuất nhập khẩu. Nếu trị giá xuất khẩu lớn hơn nhập khẩu gọi là xuất siêu; nếu trị giá nhập khẩu lớn hơn xuất khẩu gọi là nhập siêu.

+ Hoạt động thương mại rất đa dạng, hình thức trao đổi, mua bán hàng hoá, dịch vụ phong phú và ngày càng phát triển. Ngày nay, với sự tiến bộ của khoa học – công nghệ thì thương mại điện tử ngày càng phổ biến trong giao dịch toàn cầu.

2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI

- Vị trí địa lí tạo thuận lợi hoặc gây khó khăn cho hoạt động thương mại. Tại những nơi có vị trí thuận lợi sẽ hình thành đầu mỗi thương mại, thu hút đầu tư và thúc đẩy thương mại phát triển.

- Trình độ phát triển kinh tế và năng suất lao động xã hội sẽ ảnh hưởng tới quy mô, cơ cấu ngành thương mại cũng như đầu tư và bổ sung lao động cho ngành thương mại. 

- Quy mô dân số, nguồn lao động, cơ cấu dân số, phân bố dân cư, phong tục tập quán, mức sống.... ảnh hưởng tới sức mua, nhu cầu của người dân, phát triển mạng lưới và loại hình thương mại. 

- Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế thúc đẩy đầu tư quốc tế, phát triển ngoại thương và hình thành các tổ chức thương mại quốc tế. 

- Tiến bộ khoa học – công nghệ ảnh hưởng tới cách thức trao đổi, mua bán và phát triển đa dạng loại hình thương mại.

- Ngoài ra, các nhân tố khác như vốn đầu tư, cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất – kĩ thuật, điều kiện tự nhiên,... cũng ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành thương mại.

3. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI

- Nội thương: hoạt động nội thương ở các quốc gia trên thế giới ngày càng phát triển mạnh; hàng hoá và dịch vụ trên thị trường ngày càng phong phú và đa dạng. Hoạt động nội thương diễn ra sôi động ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển với nhiều loại hàng hoá và dịch vụ được trao đổi, mua bán dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở các quốc gia kém phát triển hoặc bất ổn chính trị thì hoạt động nội thương bị hạn chế.

- Ngoại thương

+ Xu hướng toàn cầu hoá kinh tế thúc đẩy hoạt động giao thương trên thế giới không ngừng tăng lên. Năm 2020, tổng GDP toàn thế giới là 84 578 tỉ USD thì trị giá xuất, nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ trên thị trường thế giới là 44 139 tỉ USD (chiếm 52,2%).

+ Có nhiều tổ chức và liên kết thương mại đã ra đời như Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức kinh tế khu vực như Liên minh châu Âu (EU), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Hiệp định thương mại Hoa Kỳ,  Mê-hi-cô - Ca-na-đa (USMCA), Khối thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR), Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC).... 

+ Một số mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu trên thế giới là dầu thô, linh kiện điện tử, ô tô, lương thực và dược phẩm. Các quốc gia đứng đầu thế giới về hoạt động thương mại toàn cầu là Hoa Kỳ. Trung Quốc, Nhật Bản, Đức, Anh, Hàn Quốc

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 chân trời sáng tạo bài 36: Địa lí ngành thương mại, giải địa lí 10 sách CTST, giải địa lí 10 CTST bài 36: Địa lí ngành thương mại

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com