Ôn tập kiến thức địa lí 10 CTST bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Ôn tập kiến thức địa lí 10 CTST bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. ĐỊA LÍ NGÀNH NÔNG NGHIỆP

1. NGÀNH TRỒNG TRỌT

- Vai trò:

+ Phát triển trồng trọt góp phần khai thác hiệu quả các lợi thế sẵn có của mỗi vùng, quốc gia. 

+ Ngành trồng trọt cung cấp lương thực - thực phẩm cho người dân; cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biển; là cơ sở để phát triển chăn nuôi; là nguồn hàng xuất khẩu có giá trị. 

+ Ngành trồng trọt góp phần giữ gìn, cân bằng sinh thái, bảo vệ tài nguyên và môi trường. 

- Đặc điểm:

+ Đối tượng sản xuất chính của ngành trồng trọt là cây trồng, sử dụng đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu.

+ Sự phát triển và phân bố ngành trồng trọt phụ thuộc chặt chẽ vào đất trồng và điều kiện tự nhiên.

+ Ngành trồng trọt có tính mùa vụ. 

+ Trong nền sản xuất hiện đại, ngành trồng trọt đã có sự thay đổi về hình thức tổ chức sản xuất và phương thức sản xuất.

- Một số cây trồng chính trên thế giới

+ Nhóm cây lương thực gồm: lúa mì, lúa gạo, ngô và cây lương thực skhác.

+ Nhóm cây công nghiệp: mía, củ cải đường, bông, đậu tương, chè, cà phê, cao su,…

2. NGÀNH CHĂN NUÔI

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn thực phẩm dinh dưỡng cao (thịt, trứng, sữa); 

+ Là nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. 

+ Chăn nuôi kết hợp với trồng trọt góp phần sử dụng hợp lí tài nguyên và môi trường, tạo ra nền nông nghiệp bền vững.

- Đặc điểm:

+ Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào cơ sở nguồn thức ăn. 

+ Hình thức chăn nuôi trên thế giới khá đa dạng như chăn nuôi chăn thả, chăn nuôi nửa chuồng trại, chăn nuôi chuồng trại và chăn nuôi công nghiệp. 

+ Việc ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ vào trong chăn nuôi (lai tạo giống, thú y, chăm sóc,...) đã làm tăng số lượng và chất lượng sản phẩm chăn nuôi, đồng thời giảm tác động của dịch bệnh và ít ảnh hưởng đến môi trường. 

+ Liên kết trong chăn nuôi từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm giữ vai trò quan trọng, đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững.

- Một số vật nuôi chính trên thế giới: Lợn, bò, cừu, gia cầm,… 

II. ĐỊA LÍ NGÀNH LÂM NGHIỆP

- Vai trò:

+ Cung cấp nguồn làm sản phục vụ cho các nhu cầu của xã hội. 

+ Đảm bảo chức năng nghiên cứu khoa học.

+ Đảm nhận chức năng phòng hộ, bảo vệ môi trường sống và cảnh quan. 

+ sản xuất lâm nghiệp còn có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự phát triển bền vững và giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

- Đặc điểm

+ Lâm nghiệp gồm hoạt động trồng và bảo vệ rừng, khai thác gỗ và lâm sản khác. 

+ Lâm nghiệp có đối tượng sản xuất là rừng nên cần thời gian sinh trưởng từ hàng chục đến hàng trăm năm. 

+ Quá trình sinh trưởng tự nhiên của rừng đóng vai trò quyết định trong sản xuất lâm nghiệp.

+ Sản xuất lâm nghiệp được tiến hành trên quy mô rộng, chủ yếu hoạt động ngoài trời và trên những địa bàn có điều kiện tự nhiên đa dạng.

+ Việc khai thác hợp lí và bảo vệ rừng ngày càng thuận lợi nhờ ứng dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật và công nghệ.

- Phân bố sản xuất lâm nghiệp trên thế giới: 

+ Hiện nay, thế giới có khoảng 4,06 tỉ hecta rừng với tỉ lệ che phủ khoảng 31%. 

+ Diện tích rừng trên thế giới ngày càng suy giảm, đang đe doạ đến sự phát triển bền vững của ngành lâm nghiệp và môi trường toàn cầu. 

+ Các quốc gia có diện tích rừng trồng lớn trên thế giới là Trung Quốc, Ấn Độ, Hoa Kỳ, Liên bang Nga,

+ Các nước đứng đầu về sản lượng gỗ khai thác là Hoa Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Bra-xin, Ca-na-đa.

III. ĐỊA LÍ NGÀNH THỦY SẢN

- Vai trò

+ Thuỷ sản (bao gồm thuỷ sản nước ngọt, nước lợ và nước mặn) là nguồn cung cấp thực phẩm cho con người. 

+ Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm, dược phẩm và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị.

+ Giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người dân. 

+ Góp phần khai thác tốt các tiềm năng về tự nhiên, kinh tế – xã hội và bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc gia.

- Đặc điểm

+ Ngành thuỷ sản bao gồm nuôi trồng, đánh bắt, chế biến và dịch vụ thuỷ sản. 

+ Diện tích mặt nước và chất lượng nguồn nước là tư liệu sản xuất quan trọng không thể thay thế được. Sản xuất thuỷ sản có tính hỗn hợp và tính liên ngành cao. 

+ Công nghệ nuôi trồng và khai thác thuỷ sản ngày càng hiện đại góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất, đồng thời bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. 

- Phân bố sản xuất thuỷ sản trên thế giới:

+ Các nước có sản lượng khai thác thuỷ sản hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Pê-ru, Hoa Kỳ, Ấn Độ,...

+ Các nước có sản lượng thuỷ sản nuôi trồng hàng đầu thế giới là Trung Quốc, In-đô-nê-xi-a, Ấn Độ, Việt Nam, Phi-líp-pin,

Tìm kiếm google: Giải địa lí 10 chân trời sáng tạo bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, giải địa lí 10 sách CTST, giải địa lí 10 CTST bài 26: Địa lí ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 10 chân trời sáng tạo


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com