Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 23: Kinh tế Nhật Bản

Ôn tập kiến thức toán 11 Chân trời sáng tạo bài 23: Kinh tế Nhật Bản. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ. 

- Quá trình phát triển kinh tế Nhật Bản trải qua nhiều giai đoạn:

Nền kinh tế của Nhật Bản có sự phát triển qua nhiều giai đoạn khác nhau.

+ Từ năm 1955: kinh tế phát triển với tốc độ cao, bình quân 10%/năm.

+ Năm 1968: kinh tế Nhật Bản vươn lên đứng thứ hai thế giới, sau Hoa Kỳ.

+ Nền kinh tế Nhật Bản chịu tác động của nhiều cuộc khủng hoảng: khủng hoảng dầu mỏ (1970), “bong bóng kinh tế” (1991), khủng hoảng tài chính toàn cầu (2007 – 2008).

+ Năm 2008: kinh tế Nhật Bản chịu nhiều tác động của thiên tai, dịch bệnh,  cạnh tranh kinh tế, thiếu lao động…. → Tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản thiếu ổn định có xu hướng giảm.

+ Nhật Bản hiện nay vẫn là một trong những trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.

- Cơ cấu kinh tế:

+ GDP của Nhật Bản đạt 5 040 tỉ USD, chiếm khoảng 6% GDP toàn thế giới (năm 2020).

+ Dịch vụ đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế Nhật Bản và chiếm tỉ trọng cao nhất.

- Chiến lược phát triển kinh tế Nhật Bản:

+ Chú trọng đầu tư hiện đại hóa công nghiệp, tập trung phát triển có trọng điểm các ngành then chốt ở mỗi giai đoạn.

+ Đầu tư phát triển khoa học kĩ thuật và công nghệ, xây dựng các ngành công nghiệp có trình độ kĩ thuật cao, đẩy mạnh đầu tư nước ngoài.

+ Hiện đại hóa và hợp lí hóa các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

+ Xúc tiến các chương trình cải cách lớn trong đó có cải cách kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách, cải cách khu vực tài chính.

+ Con người và truyền thống văn hóa là nhân tố quan trọng đối với sự phát triển kinh tế. 

Bảng 23.1. GDP và tốc độ tăng trưởng GDP của Nhật Bản giai đoạn 1961 – 2020

Năm

Tiêu chí

1961

1970

1990

2000

2010

2019

2020

GDP (tỉ USD)

53,5

212,6

3132,0

4968,4

5759,1

5123,3

5040,1

Tốc độ tăng trưởng GDP (%)

12,0

2,5

4,8

2,7

4,1

0,3

-4,3

(Nguồn: WB,2022)

Bảng 23.2. Cơ cấu GDP của Nhật Bản giai đoạn 2010 – 2020

(Đơn vị: %)

Năm

GDP

2010

2015

2020

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

1,1

1,0

1,0

Công nghiệp. xây dựng

28,3

28,6

29,1

Dịch vụ

70,5

69,8

69,6

Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm

0,1

0,6

0,3

(Nguồn: WB, 2022)

II. CÁC NGÀNH KINH TẾ

1. Công nghiệp 

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:…

Dựa vào Hình 23.1, thông tin mục II.1 SGK tr.109 – 11, hãy hoàn thành thông tin về ngành công nghiệp Nhật Bản:

NGÀNH CÔNG NGHIỆP NHẬT BẢN

- Đặc điểm chung:

+ Công nghiệp là ngành mũi nhọn của nền kinh tế Nhật Bản, chiếm khoảng 29% trong GDP của cả nước (năm 2020) và giữ vị trí cao trong nền kinh tế thế giới.

+ Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng. các ngành công nghiệp chính là: chế tạo điện tử - tin học, luyện kim, hóa chất, công nghiệp thực phẩm….

+ Nhiều lĩnh vực công nghiệp của Nhật Bản có trình độ kĩ thuật và công nghệ cao hàng đầu thế giới như sản xuất kim loại và vật liệu, đóng tàu, điện tử - tin học. ..

- Các ngành công nghiệp:

Ngành công nghiệp

Tình hình phát triển

Phân bố

Điện tử - tin học

- Phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới.

- Sản phẩm công nghiệp nổi bật là máy tính và rô – bốt.

Các trung tâm lớn là Tô – ky – ô, Na – ga – xa – ki, Phu – xu – ô – ca.

Cơ khí

- Phát triển mạnh và chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020).

- Nổi bật là ngành sản xuất ô tô và đóng tàu đứng hàng đầu thế giới.

- Ngành này có khối lượng sản phẩm lớn và đa dạng, áp dụng tối đa các công nghệ tiên tiến và đạt hiệu quả cao.

Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Ô – xa – ca.

Luyện kim

- Dựa vào nguyên liệu nhập từ nước ngoài.

- Tốc độ phát triển nhanh ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại.

- Nhật Bản là nước xuất khẩu thép đứng thứ hai thế giới.

Các trung tâm công nghiệp chế tạo lớn là: Tô – ky – ô, I – ô – cô – ha – ma, Na – gôi – a.

Hóa chất

- Là một trong những ngành công nghệ cao của Nhật Bản.

- Các sản phẩm của công nghiệp hóa chất như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp… xuất khẩu sang nhiều nước.

Phân bố chủ yếu ở Tô – ky – ô, Na – gôi – a, Cô – chi…

Thực phẩm

- Sản phẩm đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn.

Phân bố chủ yếu ở I – ô – cô – ha – ma, Ky – ô – tô, Mu – rô – ran.

 Ngành công nghiệp rô – bốt Nhật Bản Canon - Ông hoàng sản xuất máy ảnh Nhật Bản          Ngành công nghiệp rô – bốt Nhật Bản Canon - Ông hoàng sản xuất máy ảnh Nhật Bản

 Ngành công nghiệp rô – bốt Nhật Bản Canon - Ông hoàng sản xuất máy ảnh Nhật Bản

Video: Nhật Bản cấp phép lưu hành robot giao hàng từ tháng 4 tới | VTV24

2. Dịch vụ

Là ngành kinh tế quan trọng của Nhật Bản, chiếm khoảng 69,6% giá trị GDP (năm 2020). Cơ cấu đa dạng với nhiều lĩnh vực có trình độ phát triển cao.

- Giao thông vận tải: Phát triển hiện đại đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

+ Giao thông vận tải biển có vị trí đặc biệt, với cảng biển lớn và hiện đại là: Tô – ky – ô, Ô – xa – ca…

+ Giao thông hàng không phát triển mạnh với 176 sân bay cùng các hệ thống sân bay như Ha – nê – đa, Na – ri – đa…

+ Hệ thống tàu điện ngầm hiện đại tập trung ở các thành phố lớn.

- Ngành bưu chính viễn thông: phát triển mạnh, đứng thứ năm thế giới về số lượng vệ tinh ngoài không gian.

- Du lịch: có nhiều phong cảnh đẹp và di tích lịch sử - văn hóa độc đáo tạo điều kiện phát triển du lịch. Hoạt động du lịch đóng góp hơn 7% vào GDP (năm 2020).

- Thương mại:

+ Ngoại thương: có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế Nhật Bản.

·       Tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1500 tỉ USD (năm 2020).

·       Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là: phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị điện tử, sắt thép…

·       Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là: nhiên liệu hóa thạch, nguyên liệu thô cho ngành công nghiệp, ngũ cốc…

·       Các đối tác thương mại là: Hoa Kỳ, Trung Quốc, EU, Đông Nam Á…

+ Nội thương: phát triển lâu đời và có hệ thống rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Thương mại điện tử đóng vai trò quan trọng. 

- Ngành tài chính ngân hàng: đứng hàng đầu thế giới với hoạt động đầu tư nước ngoài ngày càng phát triển. Tô – ky – ô là trung tâm tài chính ngân hàng lớn nhất của Nhật Bản. 

Bảng 23.3. Trị giá xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: tỉ USD)

Năm

Trị giá

2000

2005

2010

2015

2020

Nhập khẩu

519,9

667,5

859,2

775,0

785,4

Xuất khẩu

452,1

599,8

782,1

799,7

786,2

(Nguồn: WB,2022)

3. Nông nghiệp

Nông nghiệp Nhật Bản thu hút khoảng 3% lực lượng lao động và chiếm khoảng 1,0% GDP (năm 2020).

- Nhật Bản có nền nông nghiệp hiện đại, công nghệ tiên tiến, áp dụng cơ giới hóa, tự động hóa tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm cao.

- Hình thức sản xuất là trang trại quy mô vừa và nhỏ.

- Trồng trọt: chiếm hơn 63% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp với các sản phẩm chủ yếu như lúa gạo, rau, hoa quả tập trung chủ yếu ở đảo Hô  cai – đô, tỉnh Ca – ga – oa, tỉnh A – ki – ta….

- Chăn nuôi: phát triển với các vật nuôi chủ yếu là gà, bò, lợn… Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, có sản lượng cao tập trung ở Hô – cai – đô.

- Lâm nghiệp: diện tích rừng lớn chiếm khoảng 66% diện tích lãnh thổ. Nhật Bản quan tâm đến việc bảo vệ rừng và tăng diện tích rừng.

- Thủy sản:

+ Đánh bắt thủy sản được hiện đại và áp dụng kĩ thuật số, trí tuệ nhân tạo. Sản lượng đánh bắt hằng năm cao chủ yếu là cá thu, cá ngừ, tôm, cua…

+ Nuôi trồng thủy sản phát triển phân bố rộng rãi với vật nuôi chủ yếu là tôm, rong biển, sò…

Bảng 23.4. Sản lượng lúa gạo và thịt bò của Nhật Bản giai đoạn 2000 – 2020

(Đơn vị: nghìn tấn)

Năm

Sản lượng

2000

2010

2020

Lúa gạo

11 863

10 596

9 708

Thịt bò

530

515

477

(Nguồn: FAO, 2022)

III. CÁC VÙNG KINH TẾ

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Nhóm:…

Dựa vào thông tin mục III SGK tr.114 – 115, hãy hoàn thành thông tin về các vùng kinh tế của Nhật Bản:

CÁC VÙNG KINH TẾ NHẬT BẢN

Vùng kinh tế

Hô – cai – đô

Hôn – su

Xi – cô – cư

Kiu – xiu

Diện tích

Chiếm khoảng 22% diện tích

Chiếm khoảng 61,2% diện tích

Chiếm khoảng 5% diện tích

Chiếm khoảng 11,7% diện tích

Tự nhiên

Dân số khoảng 4,4% dân số Nhật Bản, mật độ dân số thấp, rừng chiếm diện tích lớn, khoáng sản chủ yếu là than

Dân số khoảng 83,2% dân số Nhật Bản. Hoạt động núi lửa và động đất xảy ra thường xuyên.

Dân số chiếm 3,2%. Núi chiếm diện tích lớn.

Dân số chiếm 4,2%, có đồng bằng rộng.

Kinh tế

Phát triển công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, luyện kim đen, sản xuất lúa mì…

Phát triển mạnh công nghiệp. Nông nghiệp trồng lúa gạo, chè, dâu tằm, hoa quả…

Nông nghiệp đóng vai trò chủ yếu, sản xuất gạo, lúa mạch, cam quýt  nuôi trồng thủy sản. Phát triển du lịch.

Công nghiệp chủ yếu là luyện kim đen, hóa chất, đóng tàu. Nông nghiệp phát triển nổi tiếng về sản xuất lúa cao, rau, cây ăn quả, chăn nuôi bò, lợn…

Trung tâm công nghiệp

Xap – pô – rô, Mu – rô – man…

Tô – ky – ô, Ky – ô – tô, Cô – be, Na – gôi – a…

Cô – chi, Tô – ku – shi – ma…

Phu – cu – ô – ca, Na – ga – xa – ki, Ô – y – ta..

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 23 Kinh tế Nhật Bản, Kiến thức trọng tâm địa lí 11 CD bài 23 Kinh tế Nhật Bản

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 Cánh diều mới


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com