Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên bang Nga

Ôn tập kiến thức toán 11 Chân trời sáng tạo bài 19: Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên bang Nga. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ PHẠM VI LÃNH THỔ.    

- Đặc điểm vị trí:

+ Diện tích khoảng 17 triệu km² (lớn nhất thế giới).

+ Trải dài trên 11 múi giờ.

+ Nằm ở hai châu lục (cả châu Âu và châu Á).

+ Lãnh thổ gồm:

·       Phần lớn đồng bằng Đông Âu.

·       Toàn bộ phần Bắc Á.

·       Tỉnh Ca – li – nin – grát nằm biệt lập.

+ Liên bang Nga giáp nhiều quốc gia (Na Uy, Phần lan, Mông Cổ, Trung Quốc, Ba Lan..)

+ Giáp với các biển: Ca – xpi, biển Đen, biển Ban – tích, thông ra hai đại dương Thái Bình Dương và Bắc Băng Dương.

- Ảnh hưởng phạm vi lãnh thổ và vị trí địa lí đến phát triển kinh tế - xã hội:

+ Lãnh thổ rộng lớn.

=> Thiên nhiên đa dạng, tài nguyên phong phú.

+ Giáp nhiều quốc gia, biển.

=> Thuận lợi giao lưu, phát triển kinh tế, xã hội.

+ Lãnh thổ rộng lớn.

=> Quan tâm đến phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng các khu vực. 

II. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Nhóm:……

Dựa vào hình 19.1, thông tin mục II SGK tr. 89 - 91, hãy hoàn thành thông tin về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của Liên bang Nga vào bảng sau:

ĐẶC ĐIỂM VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN CỦA LIÊN BANG NGA

Thành phần tự nhiên

Đặc điểm

Ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội

1. Địa hình và đất

Địa hình chia thành hai phần, phân cách nhau bởi sông I – ê – nít – xây thành phía tây và phía đông.

- Phía tây gồm hai đồng bằng ngăn cách bằng dãy núi U – ran.

+ Đồng bằng Đông Âu: gồm các vùng đất cao và thoải, thung lũng rộng.

+ Đồng bằng Tây Xi – bia: đồng bằng thấp, rộng và bằng phẳng. Phía bắc là đầm lầy, phía nam là đất đen ôn đới.

+ Dãy núi U – ran: núi già, nằm giữa ranh giới đồng bằng Đông Âu và đồng bằng Tây Xi – bia.

- Phía đông là vùng núi và cao nguyên Trung Xi – bia với địa hình phức tạp, dãy núi cao ở phía đông và nam.

- Đất: tài nguyên đa dạng.  

- Thuận lợi:

+ Phía Tây

·       Hình thành các vùng trồng cây lương thực, thực phẩm và chăn nuôi gia súc.

·        Đất đen thích hợp cho trồng trọt.

·       Thuận lợi cho giao thông.

+ Phía Đông

·       Tiềm năng phát triển lâm nghiệp và công nghiệp khai khoáng.

 

2. Khí hậu

- Chủ yếu nằm trong đới khí hậu ôn đới và có sự phân hóa các miền. 

- Thuận lợi: phát triển cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng.

- Khó khăn: nhiều vùng rộng lớn có khí hậu khắc nghiệt không thuận lợi cho hoạt động kinh tế và sinh sống của dân cư.

3. Sông, hồ

- Mạng lưới sông khá phát triển, nhiều hệ thống sông lớn.

- Có nhiều hồ lớn.

- Thuận lợi:

+ Phát triển thủy điện, cung cấp nước, thủy sản.

+ Có giá trị về thủy sản, du lịch và bảo vệ tự nhiên.

- Khó khăn: các sông bị đóng băng vào mùa đông.

4. Biển  

Đường bờ biển dài, giáp nhiều biển và đại dương.

- Nhiều tài nguyên hải sản, khoáng sản.

- Thuận lợi:

+ Phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

+ Phát triển giao thông và xây dựng cảng biển.

- Khó khăn: nhiều vùng biển bị đóng băng kéo dài.

5. Sinh vật

- Đứng đầu về diện tích rừng.

- Rừng tập trung nhiều ở vùng Xi – bia, các vùng phía bắc thuộc châu Âu.  

- Thuận lợi:

- Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến gỗ.

- Tài nguyên du lịch quan trọng và ảnh hưởng đến người dân.

6. Khoáng sản

- Giàu khoáng sản, nhiều loại có trữ lượng hàng đầu trên thế giới

- Thuận lợi: phát triển công nghiệp và thúc đẩy ngoại thương, đem lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho đất nước.

- Khó khăn: nhiều loại khoáng sản nằm ở những điều kiện khắc nghiệt, khó khai thác.  

III. DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI 

1. Dân cư

- Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số.

+ Đông dân, đứng thứ chín trên thế giới (2020).

+ Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số thấp.  

=> Thách thức về vấn đề thiếu hụt lực lượng lao động, an ninh và chủ quyền lãnh thổ.

- Cơ cấu dân số

+ Cơ cấu dân số già.

+ Số dân nữ nhiều hơn số dân nam, đặc biệt là các nhóm tuổi lớn.

=> Thiếu hụt lực lượng lao động và làm tăng chi phí phúc lợi xã hội, gây áp lực kinh tế.

- Mật độ dân số

+ Mật độ dân số trung bình thấp, dân cư phân bố không đồng đều.

=> Tăng sự phân hóa giữa các vùng trong nước Nga.

+ Mật độ cao nhất ở khu vực đồng bằng Đông Âu, ở các vùng phía bắc và phía đông dân cư thưa thớt.

=> Gây cản trở cho việc sử dụng lao động và khai thác lãnh thổ.

- Đô thị hóa

+ Tỉ lệ dân thành thị của Liên bang Nga khoảng 74,8% (năm 2020).

+ Đô thị thuộc loại nhỏ và trung bình.

=> Các đô thị là nơi tập trung dân cư, trung tâm kinh tế, chính trị, giao thông.  

+ Quốc gia đa sắc tộc với khoảng 100 dân tộc, hơn 80% dân số là người Nga.

=> Nền văn hóa đặc sắc, nguồn lực quan trọng phát triển kinh tế - xã hội. 

Bảng 19. Số dân và tỉ lệ gia tăng dân số của Liên bang Nga giai đoạn 1995 – 2020

Năm

1995

2000

2010

2015

2020

Số dân (triệu người)

148,2

146,4

143,5

145,0

145,9

Tỉ lệ gia tăng dân số (%)

0,0

- 0,4

0,0

0,2

-0,2

(Nguồn: UN,2022)

2. Xã hội

- Đặc điểm:

+ Tích cực

Nền văn hóa đa dạng, độc đáo, phát triển lâu đời, có nhiều đóng góp cho kinh tế đất nước.  

Người dân có trình độ học vấn cao, đứng hàng đầu thế giới về nghiên cứu khoa học cơ bản.  

Chất lượng cuộc sống của người dân được cải thiện.

+ Tiêu cực

Đối mặt với nhiều thách thức như chênh lệch giàu nghèo, sự phân hóa giữa các khu vực, an ninh xã hội chưa được đảm bảo vững chắc.

- Tác động:

+ Là nền tảng cho sự phát triển kinh tế, tạo điều kiện phát triển các ngành kinh tế và thu hút đầu tư nước ngoài.

+ Các thách thức về xã hội ảnh hưởng nhất định đến phát triển đất nước.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Địa lí 11 Cánh diều bài 19 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên bang Nga, Kiến thức trọng tâm địa lí 11 CD bài 19 Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và dân cư, xã hội Liên bang Nga

Xem thêm các môn học

Giải địa lí 11 Cánh diều mới


Copyright @2024 - Designed by baivan.net