Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Ôn tập kiến thức hóa học 11 kết nối tri thức bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. THUYẾT CẤU TẠO HÓA HỌC 

  • Trong phân tử chất hữu cơ, các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và theo một trật tự nhất định. Thứ tự liên kết đó được gọi là cấu tạo hóa học. Sự thay đổi thứ tự liên kết đó sẽ tạo ra chất khác.
  • Trong phân tử chất hữu cơ, carbon có hóa trị IV.  Các nguyên tử carbon không những liên kết với nguyên tử của các nguyên tố khác mà còn có thể liên kết trực tiếp với nhau tạo thành mạch carbon (mạch hở không phân nhánh, mạch hở phân nhánh hoặc mạch vòng)
  • Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử (bản chất và số lượng các nguyên tử) và cấu tạo hóa học. Các nguyên tử trong phân tử có ảnh hưởng qua lại lẫn nhau.

II. CÔNG THỨC CẤU TẠO

1. Khái niệm

Công thức biểu diễn cách liên kết và thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử được gọi là công thức cấu tạo.

2. Cách biểu diễn cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo đầy đủ:

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

Công thức cấu tạo thu gọn:

  • Dạng 1: Các nguyên tử nhóm nguyên tử cùng liên kết với một nguyên tử carbon được viết thành một nhóm
  • Dạng 2: Chỉ biểu diễn liên kết giữa các nguyên tử carbon với nhóm chức, mỗi đầu đoạn thẳng hoặc điểm gấp khúc ứng với 1 nguyên tử carbon (không biểu thị số nguyên tử hydrogen liên kết với mỗi nguyên tử carbon)

III. ĐỒNG PHÂN

Những hợp chất hữu cơ khác nhau nhưng có cùng công thức phân tử được gọi là chất đồng phân của nhau. 

Ví dụ:

  • Đồng phân mạch carbon:

CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH$_{3}$

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

  • Đồng phân loại nhóm chức:

CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-CH

CH$_{3}$-O-CH$_{2}$-CH$_{3}$

  • Đồng phân vị trí nhóm chức:

CH$_{3}$-CH$_{2}$-CH$_{2}$-OH

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ

IV. ĐỒNG ĐẲNG

Các chất hữu cơ có tính chất hóa học tương tự nhau và thành phần phân tử hơn kém nhau nhiều nhóm CH$_{2}$ được gọi là các chất đồng đẳng của nhau, chúng hợp thành một dãy đồng đẳng.

Ví dụ: 

Dãy đồng đẳngCông thức chungMột số hợp chất tiêu biểu
Alkane$C_{n}H_{2n+2}$ (n ≥ 1)$CH_{4},C_{2}H_{6},C_{3}H_{8}$,...
Alcohol no, đơn chức, mạch hở$C_{n}H_{2n+1}$OH (n ≥ 1)$CH_{3}OH,C_{2}H_{5}OH,C_{3}H_{7}OH$,...
Aldehyde no, đơn chức, mạch hở$C_{n}H_{2n+1}$CHO (n ≥ 0)$CH_{3}CHO,C_{2}H_{5}CHO,C_{3}H_{7}CHO$,...
Tìm kiếm google: Ôn tập hóa học 11 KNTT bài 13: Cấu tạo hóa học hợp chất hữu cơ, ôn tập hóa học 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm hóa học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 11 KNTT mới

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com