Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 23: Hợp chất carbonyl

Ôn tập kiến thức hóa học 11 kết nối tri thức bài 23: Hợp chất carbonyl. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. KHÁI NIỆM, DANH PHÁP

1. Khái niệm

Hợp chất carbony: hợp chất trong phân tử có nhóm >C=O

Aldehyde: hợp chất hữu cơ có nhóm -CHO liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon (trong gốc hydrocarbon hoặc -CHO) hoặc nguyên tử hydrogen.

Ketone: hợp chất hữu cơ có nhóm >C=O liên kết với hai nhóm hydrocarbon .

2. Danh pháp

a) Tên thay thế

  • Aldehyde đơn chức: Tên hydrocarbon tương ứng (bỏ “e” ở cuối) + al
  • Ketone đơn chức Tên hydrocarbon tương ứng (bỏ “e” ở cuối) + số chỉ vị trí nhóm C=O + one.

VD: 

  • HCHO: methanal

  • CH3CHO: ethanal
  • CH3CH(CH3)CH2CHO: 3-methylbutanal.
  • CH3COCH3: propanone.
  • CH3COCH2CH3: butan-2-one.
  • CH3CH2COCH2CH3: pentan-3-one

b) Tên thông thường

Một số aldehyde và ketone đơn giản được gọi theo tên thông thường có nguồn gốc lịch sử 

Tên gọi thông thường của aldehyde có nguồn gốc từ tên acid tương ứng 

  • HCHO: aldehyde formic.
  • CH3CHO: aldehyde acetic.
  • C6H5CHO: aldehyde benzoic
  • CH3COCH3: acetone

II. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO

Trong nhóm carbonyl liên kết >C=O phân cực về phía nguyên tử oxygen.

III. TÍNH CHẤT VẬT LÍ

  • Ở điều kiện thường HCHO, CH$_{3}$CHO là chất khí, các hợp chất carbonyl thông dụng khác tồn tại ở trạng thái lỏng hoặc rắn.
  • Nhiệt độ sôi cao hơn hydrocarbon nhưng thấp hơn alcohol có phân tử khối tương đương. 
  • Tính tan: mạch ngắn dễ tan, mạch dài ít tan hoặc không tan trong nước. 
  • Các aldehyde và ketone thơm hầu như không tan trong nước.
  • Có mùi đặc trưng.

IV. TÍNH CHẤT HOÁ HỌC

1. Phản ứng khử

Các hợp chất carbonyl bị khử bởi các chất khử: LiAlH$_{4}$, NaBH$_{4}$...thành alcohol.

VD:

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 23: Hợp chất carbonyl

Kết luận:

R-CHO $\overset{LiAlH_{4}}{\rightarrow}$ R-CH$_{2}$-OH

Aldehyde             (Alcohol bậc I) 

RCOR' $\overset{LiAlH_{4}}{\rightarrow}$ R-CH(OH)-R'

Ketone               (Alcohol bậc II)

2. Phản ứng oxi hóa aldehyde

Aldehyde dễ bị oxi hóa bởi các tác nhân oxi hóa thông thường như: Br$_{2}$/H$_{2}$O, [Ag(NH$_{3}$)$_{2}$]OH, Cu(OH)$_{2}$/OH,…

a) Oxi hóa aldehyde bởi nước bromine

Aldehyde bị oxi hóa bởi nước bromine tạo thành carboxylic acid.

Ví dụ: CH3CHO + Br2 + H2O → CH3COOH + 2HBr

b) Oxi hóa aldehyde bởi thuốc thử Tollens, copper (II) hydroxide

Thí nghiệm Aldehyde với thuốc thử Tollens AgNO$_{3}$/NH$_{3}$:

Hiện tượng: Xuất hiện kết tủa đen Ag2O sau đó chất này bị hòa tan bởi ammonia tạo phức

2AgNO3  +  2NaOH  → Ag2O + 2NaNO3 +  H2O

Ag2O + 4NH3 + H2O → 2[Ag(NH3)2] + OH-

Nhỏ vài giọt dung dịch CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều. Đặt ống nghiệm vào cốc chứa nước nóng (khoảng 70 – 80 °C), để yên khoảng 5 phút tạo kết tủa màu trắng xám của kim loại bạc, bám vào thành ống nghiệm, có thể soi gương được.

CH3CHO + 2[Ag(NH3)2]OH → CH3COONH4 + 2Ag + 3NH3 + H2O

Thí nghiệm phản ứng oxi hoá aldehyde bằng copper(II) hydroxide

Hiện tượng: Khi cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, hỗn hợp tạo kết tủa màu xanh lam, kết tủa đó là Cu(OH)2 (copper(II) hydroxide).

CuSO4 + 2NaOH → Cu(OH)2 + Na2SO4

Khi thêm dung dịch CH3CHO 5% vào ống nghiệm, lắc đều, đun nóng, kết quả chuyển từ màu xanh lam sang màu đỏ gạch do hình thành kết tủa Cu2O

CH3CHO + 2Cu(OH)2 → CH3COONa + Cu2O + 3H2O

Kết luận: Aldehyde bị oxi hóa bởi nước bromine =>  carboxylic acid.

Oxi hóa aldehyde bằng thuốc thử Tollens

RCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → RCOONH4 + 2NH3 + 2Ag + H2O

Phản ứng với Cu(OH)2/OH-

RCHO + 2Cu(OH)2 $\overset{t^{o}}{\rightarrow }$ RCOONa + Cu2O + 3H2O

VD: Phản ứng của HCHO với các tác nhân sau:

a) Thuốc thử Tollens:

HCHO + 2[Ag(NH3)2]OH → (NH4)2CO3 + 4Ag + 2H2O + 6NH3

b) Cu(OH)2/NaOH.

HCHO + 4Cu(OH)2 + 2NaOH → 2Cu2O + Na2CO3 + 6H2O

3. Phản ứng cộng 

Hợp chất carbonyl có thể tham gia phản ứng cộng với HCN vào liên kết đôi C=O

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 23: Hợp chất carbonyl

4. Phản ứng tạo iodoform

Hiện tượng: xuất hiện kết tủa màu vàng.

PTHH:

CH3COCH3 + 3I2 + 4NaOH ⟶ CH3COONa + CHI3 + 3NaI + 3H2

Kết luận: Các aldehyde, ketone có nhóm methyl cạnh nhóm carbonyl (CH3CO-) tham gia được phản ứng tạo iodoform

V. ỨNG DỤNG

Aldehyde, ketone có nhiều ứng dụng trong sản xuất và đời sống hằng ngày:

  • Keo phenolformadehyde dùng trong công nghiệp gỗ dán.
  • Formol dùng bảo quản các mẫu sinh vật.
  • Các sản phẩm sử dụng Melamine như bát đũa, tô, chén, khay, ly, đĩa nhựa,...

VI. ĐIỀU CHẾ

1. Acetaldehyde từ ethylene

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 23: Hợp chất carbonyl

2. Acetone từ cumene

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 23: Hợp chất carbonyl

Phương pháp cumene được sử dụng phổ biến nhất vì có thể đồng thời tạo ra 2 hợp chất hữu cơ có tính ứng dụng cao là Acetone và Phenol.

Tìm kiếm google: Ôn tập hóa học 11 KNTT bài 23: Hợp chất carbonyl, ôn tập hóa học 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm hóa học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 11 KNTT mới

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com