Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 5: Ammonia - Muối Ammonium

Ôn tập kiến thức hóa học 11 kết nối tri thức bài 5: Ammonia - Muối Ammonium. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. AMMONIA

1. Cấu tạo phân tử

 Đặc điểm cấu tạo của phân tử ammonia:

  • Nguyên tử nitrogen còn một cặp electron không liên kết, tạo ra vùng có mật độ điện tích âm trên nguyên tử nitrogen
  • Liên kết N – H phân cực, cặp electron dùng chung lệch về nguyên tử nitrogen làm cho nguyên tử hydrogen mang một phần điện tích dương
  • Liên kết N – H tương đối bền với năng lượng liên kết là 386 kJ/mol

2. Tính chất vật lí

  • Ở điều kiện thường, ammonia tồn tại ở thể khí, không màu, nhẹ hơn không khí, mùi khai và xốc
  • Ammonia tan nhiều trong nước
  • Ammonia dễ hóa lỏng và dễ hóa rắn. 

Giữa các phân tử ammonia (chất tan) và phân tử nước (dung môi) có tương tác mạnh nên ammonia phân tán tốt vào nước, tức tan tốt trong nước. Hai tương tác cơ bản giữa các phân tử ammonia và nước là liên kết hydrogen và tương tác van der Waals (phân tử ammonia và nước đều phân cực mạnh)

3. Tính chất hóa học

a) Tính base

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 5: Ammonia - Muối Ammonium

Dung dịch ammonia có môi trường base yếu, làm quỳ tím chuyển màu xanh, phenolphthalein chuyển màu hồng

Trong các phản ứng sau, NH$_{3}$ nhận proton (H$^{+}$) nên thể hiện là base; HCl, HNO$_{3}$ và H$_{2}$SO$_{4}$ nhường proton nên thể hiện là acid

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 5: Ammonia - Muối Ammonium

b) Tính khử

  • $4NH_{3}+ 3O_{2} \overset{t^{o}}{\rightarrow} 2N_{2} + 6H_{2}O$
  • $4NH_{3} + 5O_{2} \overset{t^{o},pt,xt}{\rightleftharpoons } 4NO + 6H_{2}O$

4. Ứng dụng

Một số ứng dụng của ammonia:

  • Tác nhân làm lạnh
  • Sản xuất nitric acid
  • Dung môi
  • Sản xuất phân đạm

Ammonia có ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp, nông nghiệp, y học và đời sống. 

  •  Phần lớn ammonia được sử dụng làm phân bón như urea, đạm ammonium, ammophos
  •  Ammonia có nhiệt bay hơi lớn nên được dùng làm chất làm lạnh trong nhiều hệ thống làm công nghiệp, hệ thống điều hòa không khí tổng 
  •  Ammonia là nguyên liệu trong sản xuất nitric acid theo phương pháp Ostwald, sản xuất soda theo phương pháp Solvey
  •  Ammonia lỏng là dung môi ion hóa được sử dụng khá phổ biến. Các kim loại kiềm tan vào ammonia lỏng tạo dung dịch màu xanh lam có chứa ion kim loại và electron

 Ví dụ: Na(s) ⟶ Na$^{+}$(aq) + e$^{-}$(aq)

  •  Ngoài ra, ammonia được dùng trong xử lí môi trường, chất tẩy rửa bề mặt, kiểm soát pH của nước, trung hòa acid để bảo vệ thiết bị khỏi ăn mòn

5. Sản xuất

$N_{2}(g)+3H_{2}(g)\overset{t^{o},p,xt}{\rightleftharpoons }2NH_{3}(g)$;              $\Delta _{r}H^{o}$ = -91,8 kJ

a) Nếu tăng nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ (là chiều thu nhiệt, chiều nghịch), tăng nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng nghịch 

Ngược lại, nếu giảm nhiệt độ, cân bằng chuyển dịch theo chiều tỏa nhiệt (là chiều thuận) giảm nhiệt độ sẽ làm tăng tốc độ phản ứng thuận

b) Nếu giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất (là chiều tăng số mol khí, chiều nghịch) 

Ở áp suất càng cao thì yêu cầu về chất lượng thiết bị, an toàn lao động càng cao => tăng chi phí chế tạo, lắp đặt, vận hành, bảo dưỡng thiết bị

c) Chất xúc tác làm tăng cả tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch, làm hệ nhanh đạt đến trạng thái cân bằng

II. MUỐI AMMONIA

1. Tính tan, sự điện li

Hầu hết các muối ammonium đều dễ tan trong nước và phân li hoàn toàn ra ion 

Ví dụ: $NH_{4}Cl\rightarrow NH_{4}^{+}+Cl^{-}$

2. Tác dụng với kiềm – Nhận biết ion ammonium

Đun nóng hỗn hợp muối ammonium với dung dịch kiềm sinh ra khí có mùi khai

Ví dụ: $(NH_{4})_{2}SO_{4}+2NaOH\overset{t^{o}}{\rightarrow}Na_{2}SO_{4}+2NH_{3}+2H_{2}O$

Phương trình ion rút gọn: 

Ôn tập kiến thức hóa học 11 KNTT bài 5: Ammonia - Muối Ammonium

3. Tính chất kém bền nhiệt

 Các muối ammonium đều kém bền nhiệt và dễ bị phân hủy khi nung nóng

Ví dụ: 

  • $NH_{4}Cl\overset{t^{o}}{\rightarrow}NH_{3}+HCl$
  • $NH_{4}HCO_{3}\overset{t^{o}}{\rightarrow}NH_{3}+CO_{2}+H_{2}O$
  • $NH_{4}NO_{3}\overset{t^{o}}{\rightarrow}N_{2}O+2H_{2}O$

4. Ứng dụng

Một số ứng dụng của muối ammonium:

  • Chất đánh sạch bề mặt kim loại
  • Thuốc long đờm
  • Phân bón hóa học
  • Chất phụ gia thực phẩm 
  • Thuốc bổ sung chất điện giải
Tìm kiếm google: Ôn tập hóa học 11 KNTT bài 5: Ammonia - Muối Ammonium, ôn tập hóa học 11 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm hóa học 11 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải hóa học 11 KNTT mới

CHƯƠNG 3. ĐẠI CƯƠNG VỀ HÓA HỌC HỮU CƠ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net