[toc:ul]
Tập tính là chuỗi các hoạt động của động vật trả lời các kích thích từ môi trường, đảm bảo cho cơ thể động vật tồn tại và phát triển.
Tập tính có vai trò:
Pheromone là những chất do cơ thể tiết ra ngoài môi trường, được sử dụng như những tín hiệu hóa học cho những cá thể cùng loài.
VD: bướm tắm cái tiết pheromone để thu hút bướm đực đến giao phối…
Phân loại dựa vào đặc điểm di truyền:
Phân loại dựa vào chức năng:
Kết luận: Dựa vào đặc điểm di truyền, tập tính chia thành ba loại: tập tính bẩm sinh, tập tính học được và tập tính hỗn hợp
1. Một số hình thức học tập ở động vật
a) Quen nhờn
Đặc điểm: là hình thức học tập đơn giản nhất. Con vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu không kèm theo sự nguy hiểm.
Ví dụ: Đàn chim đang đậu ở sân mổ thóc, nghe thấy tiếng động mạnh, vội bay lên sau đó lại đậu trở lại. Nếu kích thích (tiếng động) lặp lại nhiều lần mà không kèm theo nguy hiểm → chim sẽ quen và không bay đi nữa.
b) In vết
Đặc điểm:là hình thức học tập liên quan đến bản năng in vết, được hình thành ở một giai đoạn nhất định trong cuộc đời (thường là lúc mới sinh vài ngày) giúp cá thể con học tập các hành vi theo “tín hiệu in vết” thường là mẹ.
Ví dụ: Gà con sau sinh in vết với gà mẹ.
c) Học nhận biết không gian
Đặc điểm: là hình thức hình thành trí nhớ về cấu trúc không gian trong môi trường.
Ví dụ: Ong định vị tổ bằng cách học được vị trí của tổ so với các mốc nhìn thấy được (như vòng quả thông bao quanh).
d) Học liên hệ
Đặc điểm: là hình thức học tập có sự liên hệ giữa các kích thích với nhau gồm:
e) Học giải quyết vấn đề
Đặc điểm: là hình thức phức tạp của học tập, đó là sự phối hợp các kinh nghiệm để tìm cách giải quyết những tình huống mới.
f) Học xã hội
Đặc điểm: là hình thức học cách giải quyết vấn đề bằng cách quan sát hành vi của các cá thể khác.