Ôn tập kiến thức Tin học 10 KNTT bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền

Ôn tập kiến thức Tin học 10 kết nối tri thức bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

ỨNG XỬ TRÊN MÔI TRƯỜNG SỐ. NGHĨA VỤ TÔN TRỌNG  BẢN QUYỀN (4 TIẾT)

I. NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA

- Hoạt động 1:

  • Việc đánh bạn bình thường là vi phạm đạo đức, tuy nhiên ở mức độ nào đó sẽ trở thành vi phạm pháp luật, thậm chí ở mức hình sự, ví dụ gây thương tích từ 11% trở lên. Tội danh này được quy định trong khoản 1 điều 134 của Bộ Luật hình sự.
  • Việc không can ngăn mà quay video đưa lên mạng là vi phạm đạo đức vì đã cổ vũ cho bạo lực học đường. Còn nếu việc hành hung bạn có yếu tố xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của bạn như cảnh cắt tóc, xé quần áo và quay phim đưa lên mạng là một hành vi phạm luật, có thể bị truy tố với tội danh làm nhục người khác được quy định trong điều 135 của Bộ Luật hình sự.
  •  Internet làm trầm trọng sự việc vì tính quảng bá mạnh: nhanh, rộng và lâu dài, chưa kể nhiều người đọc còn bình phẩm theo chiều hướng tiêu cực. Ngoài ra, người đưa tin còn có thể ẩn danh nên thiếu trách nhiệm hơn.

- Một số hành vi xấu khi giao tiếp qua mạng như:

  • Đưa tin không phù hợp lên mạng.
  • Công bố thông tin cá nhân hay tổ chức mà không được phép.
  • Gửi thư rác hay tin nhắn rác.
  • Vi phạm bản quyền khi sử dụng dữ liệu và phần mềm.
  • Bắt nạt qua mạng.
  • Lừa đảo qua mạng.
  • Ứng xử thiếu văn hóa.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

a) Một vài hành vi xấu có thể khi tranh luận trên mạng xã hội xã hội facebook: tranh luận thiếu văn hóa, đưa các nội dung sai thiếu văn hóa, đưa các nội dung sai lệch hoặc vi phạm tính riêng tư của người khác...
b) Một vài hành vi xấu có thể khi gửi thư điện tử: gửi thư rác, thư gắn kèm mã độc có mục đích phát tán mã độc, gửi thư cho nhiều người có nội dung vu khống hay nhục mạ người khác...

II. MỘT SỐ QUY ĐỊNH PHÁP LÍ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÙNG TRÊN MẠNG.

a) Các văn bản quy phạm pháp luật

Quốc hội Việt Nam đã ban hành nhiều bộ luật liên quan đến Công nghệ Thông tin (CNTT) như: Luật Giao dịch điện tử (2005), Luật Công nghệ Thông tin (2006), Luật An ninh mạng (2018) và Luật Hình sự (2017).

- Hoạt động 2:

  • Ví dụ: Đăng tin giả gây dư luận hoang mang, đưa tin có nội dung ảnh hưởng xấu tới thuần phong mĩ tục...
  • Khi một người đưa tin bịa đặt về bệnh dịch gây hoang mang dư luận, việc đưa tin lại bằng cách chia sẻ cũng là sai pháp luật.

b) Các quy định của pháp luật đối với người dùng trên không gian mạng

- Điều 12 khoản 2 của Luật công nghệ thông tin quy định cấm "Cung cấp, trao đổi, truyền đưa, lưu trữ, sử dụng thông tin số" (SGK - tr57).

- Điều 8 khoản 1 trong Luật An ninh mạng cấm sử dụng không gian mạng để thực hiện các hành vi (SGK - tr58).

- Một số hành vi vi phạm pháp luật về đưa tin trên mạng xã hội được cụ thể hóa kèm theo mức phạt trong Điều 101, khoản 1 của Nghị định 152020/NĐ-CP (SGK - tr58).

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Hành vi đưa tin sai gây hoang mang cho người dân đã vi phạm điều 8, khoản 1, điểm d của Luật An ninh mạng, điều 101, khoản 1, điểm d của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.
Việc quảng cáo thuốc trên mạng sai sự thật đã vi phạm điểm a, khoản 1, điều 101 Nghị định 15/2020NĐ-CP.

III. QUYỀN TÁC GIẢ VÀ BẢN QUYỀN

a) Quyền tác giả

- Hoạt động 3:

  • Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
  • Tác giả có các quyền đối với tác phẩm của họ như quyền đặt tên, quyền bán, quyền cho thuê...

- Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản:

  • Quyền nhân thân: bao gồm các quyền: Đặt tên cho tác phẩm, Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút dạnh khi các tác phẩm được công bố, sử dụng; Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kì hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả...
  • Quyền tài sản: là quyền hưởng các lợi ích kinh tế từ tác phẩm, có thể chuyển nhượng được.

b) Vi phạm bản quyền đối với các sản phẩm tin học

- Hoạt động 4:

  • Trong ví dụ thứ nhất, hành vi mua thẻ nhớ có các video âm nhạc là vi phạm bản quyền, mặc dù người mua đã trả tiền. Số tiền đã trả thực ra chỉ là trả để mua thẻ nhớ và cổng tuyển chọn, sao chép các video chứ chưa trả cho người đã làm ra bản nhạc và biểu diễn nó. Nếu phải trả đầy đủ thì sẽ không thể có giá quá rẻ.
  • Trong ví dụ thứ hai, Lan mua phần mềm có bản quyền nhưng lại cài thêm cho bạn một bản. Ngọc đã sử dụng (dù không chủ động yêu cầu) mà không phải trả chi phí cho người làm ra phần mềm. Đây cũng là hành vi vi phạm bản quyền.

-  Các hành vi điển hình về vi phạm bản quyền trong tin học, bao gồm:

Mạo danh tác giả.

  • Công bố mà không được phép.
  • Sửa chữa, chuyển thể phần mềm, dữ liệu mà không được phép ảnh hưởng tới uy tín của tác giả.
  • Sử dụng phần mềm lậu, không mua bản quyền sử phần mềm đối với các phần mềm phải trả tiền.
  • Phá khóa phần mềm, vô hiệu hóa các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thiết lập. Việc phá khóa nhằm mục đích sử dụng không trả tiền là hành vi phạm quyền tài sản.
  • Làm bản tái sinh, phân phối dữ liệu hay phần mềm, kể cả bản tái sinh mà không được phép.
  • Chiếm đoạt mã phần mềm.
  • Đăng tải các phần mềm, kể cả bản tái sinh mà không được phép của chủ sở hữu.

c) Tôn trọng bản quyền trong tin học

- Vi phạm bản quyền làm cho những người làm ra tác phẩm tổn hại cả về tinh thần và kinh tế, có thể mất toàn bộ vốn đầu tư nếu sản phẩm bị ăn cắp và sử dụng rộng rãi.

- Các tác phẩm số có đặc điểm là dễ sao chép và phát tán nhanh là đối tượng bị vi phạm bản quyền trầm trọng nhất.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

1.

-  Các hành vi A và C là vi phạm bản quyền dù không dùng. Trường hợp A sao chép không được phép. Trường hợp C đã vô hiệu hóa các biện pháp kĩ thuật do chủ sở hữu quyền tác giả thiết lập.

- Trường hợp B, khi mua bài học trực tuyến, quyền được tính trên một tài khoản (không cài đặt nên không theo máy). Việc học chung một tài khoản không vi phạm bản quyền.

- Trường hợp D không vi phạm bản quyền vì phần mềm vẫn chỉ cài trên một máy tính.

2. HS tự nêu ví dụ (các trường hợp vi phạm đã nêu trong bài học).

IV. LUYỆN TẬP

Luyện tập 1:

a) Có những tin đúng vẫn không được đưa lên mạng (ví dụ đưa tin về một án mạng có những chi tiết rùng rợn là sai dù đưa tin là đúng).
b) Có những tin không có hại đến cá nhân ai nhưng vẫn không được đăng lên mạng (ví dụ các tin liên quan đến an ninh quốc gia).
c) Về nguyên tắc, chúng ta có quyền đưa lên mạng xã hội tất cả các tin miễn là không vi phạm pháp luật. Tuy nhiên rất nên cân nhắc về khía cạnh đạo đức.

Luyện tập 2: Việc chia sẻ lại một tin sai sự thật gây hoang mang trong nhân dân theo điểm d) Khoản 1 Điều 8 của Luật An ninh mạng là vi phạm pháp luật và sẽ bị phạt theo điểm d) khoản 1 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Đáp án trắc nghiệm:

1 - C                 2 - B, D

3 - A                 4 - B

V. VẬN DỤNG

Vận dụng 1:

Theo quy định nêu trong Điều 12 khoản 2 của Luật Công nghệ Thông tin thì việc đưa tin lên mạng xúc phạm đến danh dự, uy tín của tổ chức hay công dân là vi phạm pháp luật.

Mức phạt theo điều 101 của Nghị định 15/2020/NĐ-CP có thể từ 10 triệu đến 20 triệu đồng.

Vận dụng 2: Trách nhiệm của công dân là phải tự tìm hiểu và thực hiện đúng các quy định của pháp luật, việc vi phạm pháp luật do không hiểu pháp luật là có lỗi.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập tin học 10 KNTT bài 11: Ứng xử trên môi trường số. Nghĩa vụ tôn trọng bản quyền, ôn tập tin 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm tin học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải tin học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com