Ôn tập kiến thức Tin học 10 KNTT bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh

Ôn tập kiến thức Tin học 10 kết nối tri thức bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

DỮ LIỆU ÂM THANH VÀ HÌNH ẢNH (2 TIẾT)

I. BIỂU DIỄN ÂM THANH

a) Số hóa âm thanh

- Bước 1: Lấy mẫu

- Bước 2: Biểu diễn giá trị mẫu

- Bước 3: Biểu diễn âm thanh

- Chu kì lấy mẫu là khoảng thời gian giữa hai lần lấy mẫu.

- Tốc độ bit là số bit cần thiết để biểu diễn được một giây âm thanh.

- Muốn chất lượng âm thanh tốt thì cần lấy mẫu đủ dày (nghĩa là chu kì lấy mẫu cần phải nhỏ) và tăng mức độ chi tiết của thang mẫu.

b) Các định dạng lưu trữ âm thanh

- Có hai cách để giảm kích thước tệp âm thanh:

  • Cách 1: Nén dữ liệu mà không làm giảm chất lượng âm thanh, tạo nên định dạng âm thanh không mất mát (lossless).
  • Cách 2: Bỏ bớt một phần âm thanh, nhưng vẫn đảm bảo chất lượng chấp nhận được.

Câu hỏi và bài tập củng cố 1:

Khi số hóa âm thanh, chu kì lấy mẫu tăng thì lượng dữ liệu lưu trữ âm thanh sẽ giảm.

Câu hỏi và bài tập củng cố 2:

Tốc độ bit 128 Kb/s có nghĩa là lượng dữ liệu để phát được 1 giây âm thanh là 128 kilôbit.

II. BIỂU DIỄN HÌNH ẢNH

- Hệ màu dùng cho máy tính ngày nay là hệ màu RBG (đỏ - Red, xanh dương - Blue, xanh lá cây - Green).

- Ảnh màu thông thường nhất dùng 24 bit để mô tả màu của một điểm, mỗi màu cơ bản dùng 8 bit mô tả 256 mức cường độ màu khác nhau, tạo thành 224 (hơn 16,7 triệu sắc độ màu khác nhau).

- Ảnh xám có nhiều mức đậm nhạt khác nhau, phổ biến là 256 mức, được mã hóa bởi 8 bit.

=> Số bit cần thiết để mã hóa màu của điểm ảnh gọi là độ sâu màu. Như vậy, ảnh màu thông thường có độ sâu màu là 24, còn ảnh xám phổ biến có độ sâu bit là 8.

Biểu diễn ảnh bitmap

- “.bmp”: là phần mở rộng của ảnh bitmap nguyên gốc.

- “.jpeg”: là ảnh đã được nén có mất mát chất lượng nhưng có tệp dung lượng khá nhỏ, tốn ít thời gian truyền và không gian lưu trữ.

- “.png”: có độ nén tốt, không mất mát chất lượng ảnh, có thể có nền trong suốt để chồng ảnh mà không che ảnh dưới nền

Câu hỏi và bài tập củng cố 1:

Phương án B.

Câu hỏi và bài tập củng cố 2:

Phương án D.

III. LUYỆN TẬP

Luyện tập 1:

Độ sâu bit là 1, vì chỉ cần phân biệt hai mức, sáng ở chỗ có đèn LED và tối ở chỗ không có đèn LED.

Luyện tập 2:

Đĩa CD có dung lượng tính theo Kilôbit là :

650MB = 650 × 1 024 × 8 = 5 324 800 (Kb)

Thời gian nhạc có thể ghi trên đĩa là :

5 324 800 / 1 411 = 3773,8 s (khoảng hơn 1 giờ)

IV. VẬN DỤNG

Các con số nêu trong chất lượng nhạc như 128 Kbps hay 320 Kbps chính là tốc độ bit (bit rate) thể hiện số bit cần thiết cho 1 giây âm thanh. Đây là định dạng nhạc đã được nén. Tốc độ bit càng cao thì nhạc càng trung thực.

Còn nhạc lossless là nhạc được nén không mất mát chất lượng từ định dạng PCM.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập tin học 10 KNTT bài 6: Dữ liệu âm thanh và hình ảnh, ôn tập tin 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm tin học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải tin học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com