Ôn tập kiến thức Tin học 10 KNTT bài 34: Nghề phát triển phần mềm

Ôn tập kiến thức Tin học 10 kết nối tri thức bài 34: Nghề phát triển phần mềm. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

NGHỀ PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM (2 TIẾT)

I. PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM LÀ GÌ?

- Các công đoạn cần thực hiện để sản xuất một phần mềm:

+ Điều tra khảo sát

+ Phân tích hệ thống

+ Thiết kế hệ thống

+ Lập trình

+ Kiểm thử

+ Chuyển giao

+ Bảo trì và quản trị dự án

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Phương án C.

II. KIẾN THỨC VÀ KĨ NĂNG CỦA NGƯỜI PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

- Hoạt động 2: Phát biểu sai.

- Các cấp độ khác nhau của nghề phát triển phần mềm và tố chất của người phát triển phần mềm:

+ Người lập trình: Chỉ cần trải qua các khóa học lập trình cơ bản để có hiểu biết về một ngôn ngữ lập trình phù hợp, sau đó có thể làm việc, tích lũy kinh nghiệm để trở thành người phát triển phần mềm có kinh nghiệm.

+ Người phân tích thiết kế:

  • Không chỉ cần hiểu công nghệ mà phải hiểu phương pháp phân tích thiết kế và có khả năng tự học để tìm hiểu nghiệp vụ của bài toán ứng dụng.
  • Người phân tích thiết kế không nhất thiết phải biết lập trình thành thạo, nhưng nếu biết thì việc thiết kế sẽ tốt hơn.

+ Người quản trị dự án: Có tầm nhìn tốt, có khả năng tổ chức, biết điều phối nguồn lực (con người, vốn, phương tiện, thời gian) là quan trọng nhất. Hiểu biết về công việc lập trình và có kinh nghiệm về phát triển phần mềm cũng giúp cho học có khả năng điều phối nguồn lực tốt hơn.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

1 - a, b, c, d;

2 - a, b, c, e;

3 - a, b, g.

III. CÔNG VIỆC CỦA NGƯỜI PHÁT TRIỂN PHẦN MỀM

- Những cơ hội nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm:

  • Lập trình ứng dụng.
  • Phát triển giao diện người dùng.
  • Phát triển ứng dụng trên web, các phần mềm hệ thống.
  • Lập trình trí tuệ nhân tạo/ máy học.
  • Phát triển games.
  • Phát triển ứng dụng di động.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

Cơ hội nghề nghiệp cho người phát triển phần mềm sẽ ngày càng mở rộng và đa dạng:

+ Khó có thể tìm thấy lĩnh vực hoạt động không có ứng dụng tin học. Nhu cầu dùng máy tính, thực chất là sử dụng phần mềm, tăng không ngừng.

+ Trên thực tế, số các trường có đào tạo công nghệ thông tin ngày càng tăng, sinh viên tốt nghiệp dễ tìm việc làm.

+ Các công ty phần mềm của Việt Nam không chỉ xây dựng các phần mềm ứng dụng cho Việt Nam mà còn cho nước ngoài.

+ Người tốt nghiệp các trường đại học về công nghệ thông tin có thể làm các công việc: giảng dạy và nghiên cứu các lĩnh vực của tin học, sản xuất thiết bị số, quản trị mạng, kĩ sư phần mềm, quản trị các dự án phần mềm...

+ Người phát triển phần mềm có thể làm việc cho các công ty, tập đoàn công nghệ như FPT, Viettel, VNPT...

IV. LUYỆN TẬP

Luyện tập 1: Quy trình phát triển phát triển phần mềm gồm các bước sau:

- Khảo sát để tìm hiểu yêu cầu nghiệp vụ, ví dụ mục đích công việc, quy trình nghiệp vụ, người thực hiện, thông tin được sử dụng…

- Phân tích để lập hồ sơ yêu cầu đối với phần mềm, ví dụ thông tin và mối quan hệ của thông tin, các chức năng cần có.

- Thiết kế dữ liệu và chức năng, thiết kế giao diện.

- Lập trình, viết chương trình theo thiết kế.

- Kiểm thử, kiểm tra sự đúng đắn của chương trình để sửa nếu có lỗi.

- Chuyển giao là một công việc khi thực hiện một dự án phần mềm, nhưng không phải là một hạng mục phát triển phần mềm. Tuy nhiên, khi đưa phần mềm vào sử dụng có thể phát hiện ra các khiếm khuyết phục vụ cho bảo trì.

- Bảo trì là nâng cấp phần mềm khi phần mềm đã đưa vào sử dụng bao gồm sửa các khiếm khuyết mới bộc lộ hoặc mở rộng chức năng nếu cần thiết.

Luyện tập 2:

Ở bậc phổ thông, học tốt Tin học và Toán là quan trọng để hình thành lôgic lập trình.

Luyện tập 3:

Một vài phần mềm ứng dụng: Microsoft Word, Microsoft Powerpoint, Spotify, Adobe Photoshop, Autocad...

V. VẬN DỤNG

Vận dụng 1: Ví dụ:

- Trường Đại học Công nghệ Hà Nội (Đại học Quốc gia Hà Nội) có chương trình đào tạo công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, xét tuyển các khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Anh, Lý)...

- Đại học Bách Khoa Hà Nội đào tạo các ngành như khoa học máy tính, mạng máy tính và truyền thông dữ liệu, kỹ thuật phần mềm, kỹ thuật máy tính, xét tuyển các khối A (Toán, Lý, Hóa), khối A1 (Toán, Anh, Lý)...

Vận dụng 2 + 3: HS tự tìm hiểu phụ thuộc vào từng địa phương.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập tin học 10 KNTT bài 34: Nghề phát triển phần mềm , ôn tập tin 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm tin học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải tin học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com