Ôn tập kiến thức Tin học 10 KNTT bài 9: An toàn trên không gian mạng

Ôn tập kiến thức Tin học 10 kết nối tri thức bài 9: An toàn trên không gian mạng. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo.

[toc:ul]

AN TOÀN TRÊN KHÔNG GIAN MẠNG (2 TIẾT)

I. MỘT SỐ NGUY CƠ TRÊN MẠNG

- Một số ví dụ minh họa:

a) Khi kết bạn, có thể gặp những kẻ lừa đảo. Đã có nhiều nữ sinh bị những kẻ buôn người lừa đảo làm quen, kết bạn, hứa hẹn đi làm với thu nhập cao rồi bị đưa đi bán.
b) Khi xem tin tức, có thể xem tin giả hoặc các tin gây ảnh hưởng xấu.
c) Khi tải phần mềm, có thể tải những phần mềm có chứa các mã độc hại.

- Một số nguy cơ thường gặp trên mạng là:

  • Tin giả và tin phản văn hóa.
  • Lừa đảo trên mạng.
  • Lộ thông tin cá nhân.
  • Bắt nạt trên không gian mạng.
  • Nghiện mạng.

- Một số biện pháp bảo vệ thông tin cá nhân:

  • Không ghi chép thông tin cá nhân ở những nơi mà người khác có thể đọc.
  • Giữ cho máy tính không bị nhiễm các phần mềm gián điệp.
  • Cẩn trọng khi truy cập mạng qua wifi công cộng.

- Một số biện pháp phòng chống hành vi bắt nạt:

  • Không nên kết bạn dễ dãi qua mạng.
  • Không trả lời thư từ hay tin nhắn, không tranh luận với kể bắt nạt trên diễn đàn.
  • Lưu giữ tất cả các bằng chứng.
  • Chia sẻ với bố mẹ hoặc thầy cô.
  • Khi sự việc nghiêm trọng hãy báo cho cơ quan công an kèm theo bằng chứng.

Câu hỏi và bài tập củng cố 1:

Một số tình huống làm lộ mật khẩu tài khoản:

- Tài khoản và mật khẩu ghi chép ở sổ tay.

- Mật khẩu dễ đoán như ngày sinh, "123456".

- Cho mượn tài khoản.

- Ghi mật khẩu trong một tệp trong thẻ nhớ và làm mất thẻ nhớ.

Câu hỏi và bài tập củng cố 2:

Có rất nhiều vụ lừa đảo trên mạng. Sau đây là một vài ví dụ:

- Lập trang facebook giả mạo để lừa đảo. Kẻ lừa đảo lấy thông tin trên Facebook của một người rồi lập một trang giống y hệt như vậy rồi kết bạn với các bạn của nạn nhân. Sau khi kết bạn, kẻ lừa đảo nhắn tin vay tiền.

- Dụ dỗ kinh doanh tiền điện tử với lãi suất cao.

II. PHẦN MỀM ĐỘC HẠI

- HS nêu hiểu biết về virus máy tính:

a) Tìm hiểu về virus, trojan, worm và cơ chế hoạt động.

- Virus:

+ Bản thân virus là một đoạn mã, không phải là một chương trình hoàn chỉnh, không tự chạy được mà phải chèn vào một chương trình khác để được chạy.

+ Khi chạy, nó vừa gây tác động xấu được tính trước, vừa tạo ra cơ chế để lây.

- Worm, sâu máy tính: Là một chương trình hoàn chỉnh, không kí sinh vào một vật chủ nào khác. 

- Trojan: là phần mềm nội gián.

b) Tác hại của phần mềm độc hại

- Gây khó chịu.

- Làm hỏng các phần mềm khác trong máy.

- Xóa dữ liệu hay làm tê liệt hệ thống máy tính.

- Nhiều sâu đã gây ra thiệt hại lớn.

c) Phòng chống phần mềm độc hại

- Không tải về phần mềm nếu không rõ phần mềm có an toàn hay không.

- Không mở các liên kết trên thư hay tin nhắn khi không rõ có an toàn hay không.

- Dùng phần mềm phòng chống virus.

Câu hỏi và bài tập củng cố:

 

Tính hoàn chỉnh

Cơ chế lây lan

Tác hại

Virus

Một đoạn mã, gắn vào một chương trình mới có thể thi hành.

Khi chạy, tạo ra bản sao để gắn vào các chương trình khác.

Gây nhiễu loạn hoạt động của máy tính thậm chí làm hỏng dữ liệu, tuy nhiên không có khả năng chủ động lây lan sang máy khác nếu không trao đổi dữ liệu.

Worm

Chương trình hoàn chỉnh

- Dẫn dụ, lừa người dùng tải về máy.

- Lợi dụng các lỗ hổng bảo mật của phần mềm hệ thống (như hệ điều hành, webserver...)

Gây nhiễu loạn hoạt động của máy tính thậm chí làm hỏng dữ liệu. Lây lan nhờ môi trường mạng nên phạm vi tác động rất lớn.

Trojan

Không có đặc trưng về tính hoàn chỉnh.

Không chú trọng tính lây lan, có thể tận dụng cơ chế tương tự như worm để cài đặt. Có thể bị cài đặt trực tiếp.

- Ăn cắp thông tin.

- Chiếm đoạt quyền sử dụng máy tính.

III. THỰC HÀNH

Dùng phần mềm phòng chống virus Windows Defender.

- HS lần lượt thực hành các bước:

  • Bước 1: Start → Setting → Windows Security → Virus & threat protection.
  • Bước 2: Cửa sổ xuất hiện như hình 9.2
  • Bước 3: Quét virus. Ta có thể nháy vào nút Quick scan hoặc vào lựa chọn Scan options để lựa chọn kiểu quét và quét (Scan now).

IV. LUYỆN TẬP

Luyện tập 1: Một số nguy cơ mất an toàn khi tham gia các mạng xã hội:

-  Có thể bị mạo danh, bị lợi dụng làm điều xấu (ví dụ bị tạo một trang facebook giả mạo).

- Có thể bị bắt nạt (bị vu khống, xúc phạm, tiết lộ thông tin cá nhân hay đe dọa).

- Có thể bị hội chứng nghiện mạng.

Luyện tập 2: Một số trường hợp có thể bị lây nhiễm phần mềm độc hại và cách phòng chống:

- Cài đặt phần mềm lấy từ một nguồn nào đó mà không rõ có an toàn hay không.

- Nháy vào các đường liên kết trong tin nhắn hoặc email mà không rõ có an toàn hay không.

- Sử dụng các phần mềm hệ thống nhưng không có bản quyền. Khi phần mềm đó có lỗ hổng bảo mật, khi phát hiện sẽ được cập nhật, nhưng do không sử dụng bản có bản quyền, cơ chế cập nhật tự động không được kích hoạt.

- Không dùng phần mềm phòng chống phần mềm độc hại.

Để phòng chống việc bị lây nhiễm phần mềm độc hại, không cài đặt các phần mềm không tin cậy, không bấm vào các đường liên kết có nghi ngờ, sử dụng các phần mềm có bản quyền để được hỗ trợ và sử dụng các phần mềm phòng chống phần mềm độc hại.

Đáp án trắc nghiệm:

1 - C;  2 - D;  3 - D.

V. VẬN DỤNG

Vận dụng 1:

Tấn công từ chối dịch vụ, phổ biến nhất là tấn công từ chối dịch vụ phân tán là một kiểu tấn công sử dụng nhiều máy tính phối hợp để làm tê liệt một hệ thống máy tính cung cấp dịch vụ bằng cách làm nó quá tải. Ví dụ một máy chủ email được thiết kế để đáp ứng một nghìn giao dịch thư một giây nhưng có mười nghìn máy tính gửi các thư vô thưởng vô phạt đến máy chủ này khi bạn không thể hoạt động bình thường. Mấu chốt là tin tặc phải cài vào hàng vạn máy tính khác phần mềm mã độc để truy cập vào máy chủ muốn tấn công. Khi có lệnh, tất cả các máy tính nhiễm phần mềm mã đọc đó sẽ đồng loạt gửi yêu cầu đến máy chủ cung cấp dịch vụ. Các phần mềm mã độc đó nằm im cho tới khi nhận lệnh tấn công đó giống như một thây ma sống, nên được gọi là Zombie. Chúng được tạo thành một mạng ma (Botnet) có sức phong tỏa rất mạnh.

Vận dụng 2:

Ngoài các sâu Melissa, Code Red và Wanna Cry đã nêu trong bài học, có thể tìm hiểu tham khảo một số sâu khác như Love Letter, Slammer, Sobig, Stuxnet.

 
Tìm kiếm google: Ôn tập tin học 10 KNTT bài 9: An toàn trên không gian mạng, ôn tập tin 10 kết nối tri thức, lí thuyết trọng tâm tin học 10 kết nối tri thức

Xem thêm các môn học

Giải tin học 10 kết nối tri thức


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com