A. TRẮC NGHIỆM
1. NHẬN BIẾT (10 CÂU)
Câu 1: Vật phát ra âm thanh khi nào?
- Khi vật va đạp với vật khác.
- Khi uốn cong vật.
- Khi nén vật
- Khi làm vật rung động
Câu 2: Âm thanh cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?
- Âm thanh giúp chúng ta trao đổi tâm tư.
- Âm thanh giúp chúng ta có thể nghe giảng.
- Âm thanh giúp chúng ta nhận biết được hiệu lệnh.
- Cả A, B, C
Câu 3: Những lợi ích của việc ghi lại được âm thanh là gì?
- Việc ghi lại âm thanh giúp chúng ta không phải nói đi nói lại nhiều lần.
- Giúp chúng ta có thể thưởng thức được những bài hát mà nghệ sĩ thể hiện nó không thể hát được hiện tại.
- Ghi lại âm thanh giúp các video chân thực hơn (Tưởng tượng nếu video không có âm thanh sẽ làm mất độ chân thực của nó).
- Cả A, B, C
Câu 4: Tiếng ồn có thể phát ra từ đâu?
- Tiếng ồn có thể phát ra từ các động cơ ô tô (xe máy,..), từ loa đài mở quá to, từ con người.
- Tiếng ồn phát ra từ động vật.
- Tiếng ồn phát ra từ các hoạt động sản xuất. (Xẻ gỗ, phá đá).
- Cả A, B, C
Câu 5: Bạn có thể nghe thấy âm thanh phát ra từ đâu?
- Từ loa, từ máy tính, từ điện thoại
- Tiếng nước chảy, tiếng sóng biển
- Tiếng đóng cửa
- Cả A, B, C
Câu 6: Âm thanh khi lan truyền xa nguồn phát âm thanh sẽ mạnh lên hay yếu đi?
- Âm thanh đã truyền qua môi trường không khí tới tai ta
- Khi đứng gần tivi, ta nghe thấy âm thanh to hơn.
- Âm thanh khi lan truyền xa nguồn phát âm thanh sẽ yếu đi.
- Cả A, B, C
Câu 7: Em có thể nghe thấy tiếng âm thanh phát ra từ đâu?
- Tiếng xe ô tô chạy, tiếng xe máy chạy
- Tiếng nhóm người đang đi bộ nói chuyện
- Tiếng con khỉ trong vườn thú
- Cả A, B, C
Câu 8: Âm thanh có thể truyền qua chất nào ?
- Chất lỏng
- Chất khí
- Chất rắn
- Tất cả các ý trên
Câu 9: Đặt tay vào cổ khi nói, em có cảm giác gì?
- Khi nói, em thấy dây thanh quản ở cổ rung lên
- Khi nói, em không cảm nhận thấy gì ở cổ
- Khi ta nói, không khí từ phổi đi lên khí quản làm cho các dây thanh rung động.
- Cả A, C
Câu 10: Khi đứng gần tivi hay đứng xa tivi, ta nghe thấy âm thanh nào to hơn?
- Âm thanh đã truyền qua môi trường không khí tới tai ta
- Khi đứng gần tivi, ta nghe thấy âm thanh to hơn.
- Âm thanh khi lan truyền xa nguồn phát âm thanh sẽ yếu đi.
- Cả A, B, C
2. THÔNG HIỂU (5 CÂU)
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Chỉ có những vật như mặt trống, dây đàn khi phát ra âm thanh mới rung động, còn các vật như hòn đá, cục sắt khi phát ra âm thanh không hề có rung động
- Hòn đá khi phát ra âm thanh thì cũng có rung động, tuy vậy rung động rất nhỏ nên ta không thể quan sát trực tiếp được
- Chỉ những vật bị gõ, đạp khi phát ra âm thanh mới có rung động còn đài, ti vi khi phát ra âm thanh không liên quan gì tới rung động.
- Cả A, B, C
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Âm thanh chỉ có thể truyền qua chất khí, không truyền qua chất lỏng và chất rắn.
- Âm thanh có thể truyền qua nước biển
- Cá dưới ao, hồ có thể cảm nhận được tiếng chận người bước trên bwof là do âm thanh có thể truyền qua chất lỏng.
- Cả B, C
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Bạn B đứng trong phòng và nghe được tiếng gõ, chứng tỏ âm thanh đã lan truyền qua không khí tới tai bạn B
- Để nghe thấy tiếng gõ thì bạn B phải không cách quá xa bạn A
- Nếu bạn A gõ tay quá nhẹ thì bạn B không thể nghe thấy tiếng gõ
- Bạn B càng đứng xa bạn A càng nghe thấy tiếng gõ to hơn
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Nếu bạn B úp một tai vào mặt bàn còn tai kia bịt lại thì cũng nghe được tiếng gõ.
- Để nghe thấy tiếng gõ thì bạn B phải không cách quá xa bạn A
- Nếu bạn A gõ tay quá nhẹ thì bạn B không thể nghe thấy tiếng gõ
- Cả A, B, C
Câu 5: Nhận định nào sau đây là sai?
- Âm thanh giúp cho con người nghe được các tín hiệu đã qui định: tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, tiếng còi báo hiệu có đám cháy, báo hiệu cấp cứu…
- Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: nghe được tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc dìu dặt…
- Âm thanh rất quan trọng đối với cuộc sống.
- Tất cả các nhận định trên đều đúng
3. VẬN DỤNG (5 CÂU)
Câu 1: Cho một cái trống. Rắc một ít vụn giấy lên mặt trống. Những quan sát nào sau đây cho thấy có mối liên hệ giữa rung động của mặt trống và sự phát ra âm thanh của trống.
- Trống càng kêu to, các vụn giấy nảy càng mạnh
- Khi trống kêu thì luôn thấy các vụn giấy nảy.
- Trống đang kêu, đặt tay lên mặt trống, trống không kêu nữa, đồng thời các vụn giấy cũng không nảy nữa.
- Cả A, B
Câu 2: Sử dụng các vật có trong hình, làm cách nào để phát ra âm thanh?
- Lấy thước kẻ, sỏi gõ, thả vào ống bơ.
- Cho sỏi vào trong ống rồi lắc.
- Lấy hai viên sỏi gõ vào nhau.
- Cả A, B, C
Câu 3: Khi chúng ta xem tivi, âm thanh đã truyền qua môi trường nào tới tai ta?
- Âm thanh đã truyền qua môi trường không khí tới tai ta
- Khi đứng gần tivi, ta nghe thấy âm thanh to hơn.
- Âm thanh khi lan truyền xa nguồn phát âm thanh sẽ yếu đi.
- Cả A, B, C
Câu 4: Đổ nước vào chai hoặc cốc từ vơi đến đầy. Sau đó dùng bút chì gõ vào chai. Quan sát hình dưới đây và cho biết khi gõ các chai, âm thanh phát ra sẽ như thế nào?
- Khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa ít nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn.
- Khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ vang hơn.
- Khi gõ chai phát ra âm thanh, chai chứa nhiều nước âm thanh phát ra sẽ trầm hơn.
- Khi gõ vào các chai không phát ra âm thanh.