Trắc nghiệm Khoa học 4 CTST bài 2: Sự chuyển thể của nước

Bộ câu hỏi trắc nghiệm khoa học việt 4 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Bài 2: Sự chuyển thể của nước. Bộ trắc nghiệm có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Hi vọng, tài liệu này sẽ giúp thầy cô nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp bổ sung thêm các câu hỏi.

CHỦ ĐỀ 1. CHẤT

BÀI 2: SỰ CHUYỂN THỂ CỦA NƯỚC

(30 CÂU)

A. TRẮC NGHIỆM

I. NHẬN BIẾT (14 CÂU)

Câu 1: Nước tồn tại ở những thể nào?

A.    Rắn

B.   Lỏng

C.   Khí

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Quan sát và xác định các thể của nước trong mỗi hình

A.   (1) khí, (2) rắn, (3) lỏng

B.   (1) rắn, (2) lỏng, (3) khí

C.   (1) lỏng, (2) rắn, (3) khí

D.   (1) lỏng, (2) khí, (3) rắn

Câu 3: Nước có thể chuyển từ thể này sang thể khác được không?

A.   Có

B.   Không

Câu 4: Nước đã chuyển từ thể nào sang thể nào trong hình sau

A.   Thể lỏng sang thể rắn

B.   Thể rắn sang thể khí

C.   Thể khí sang thể lỏng

D.   Thể khí sang thể rắn

Câu 5: Quá trình nước chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là gì?

A.   Đông đặc

B.   Nóng chảy

C.   Bay hơi

D.   Ngưng tụ

Câu 6: Quá trình nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí gọi là gì?

A.   Đông đặc

B.   Nóng chảy

C.   Bay hơi

D.   Ngưng tụ

Câu 7: Điền vào chỗ trống

…(1) là quá trình nước từ thể khí chuyển sang …(2)

A.   (1) Đông đặc, (2) thể rắn

B.   (1) Đông đặc, (2) thể lỏng

C.   (1) Ngưng tụ, (2) thể rắn

D.   (1) Ngưng tụ, (2) thể lỏng

Câu 8: Đông đặc là quá trình gì?

A.   Nước từ thể lỏng thành thể khí

B.   Nước từ thể lỏng thành thể rắn

C.   Nước từ thể rắn thành thể lỏng

D.   Nước từ thể khí thành thể lỏng

Câu 9: Hoàn thành sơ đồ sau

A.   Nước ở thể khí, nước ở thể lỏng

B.   Nước ở thể khí, nước ở thể rắn

C.   Nước ở thể rắn, nước ở thể khí

D.   Nước ở thể rắn, nước ở thể lỏng

Câu 10: Sự chuyển thể nào làm cho nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,… trở thành hơi nước?

A.   Đông đặc

B.   Nóng chảy

C.   Bay hơi

D.   Ngưng tụ

Câu 11: Hơi nước trở thành hạt nước nhỏ trong mây do sự chuyển thể nào?

A.   Đông đặc

B.   Nóng chảy

C.   Bay hơi

D.   Ngưng tụ

Câu 12: Nước mưa sẽ rơi xuống đâu?

A.   Mặt

B.   Biển

C.   Sông, hồ

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 13: Hiện tượng nào sau đây là do hơi nước ngưng tụ?

A.   Gió thổi

B.   Tạo thành mây

C.   Mưa rơi

D.   Lốc xoáy

Câu 14: Hiện tượng nào sau đây không phải sự ngưng tụ?

A.   Sự tạo thành hơi nước

B.   Sương đọng trên lá cây

C.   Sự tạo thành sương mù

D.   Sự tạo thành mây

II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)

Câu 1. Khi lau bảng bằng khăn ẩm, chỉ một lát sau bảng khô. Vậy nước ở bảng đã đi đâu?

A.   Thấm vào bảng

B.   Bay hơi vào không khí

C.   Cả A và B đều đúng

D.   Cả A và B đều sai

Câu 2: Khi thả viên nước đá vào cốc nước bình thường, một lúc sau xung quanh cốc xuất hiện các giọt nước li ti đọng lại. Hiện tượng này là do?

A.   Do nhiệt độ tăng làm viên nước đá dần tan chảy

B.   Do nước trong cốc bị giảm nhiệt độ đột ngột khi cho viên nước đá vào

C.   Do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ thành các giọt nước li ti

D.   Không có đáp án đúng

Câu 3: Hoạt động nào sau đây là ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày?

A.   Phơi khô quần áo ướt

B.   Làm đá viên

C.   Đun nước sôi

D.   Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Hoạt động nào sau đây không phải ứng dụng về sự chuyển thể của nước trong đời sống hằng ngày?

A.   Vắt quần áo sau khi giặt

B.   Đúc tượng đồng

C.   Làm mứt

D.   Thắp nến để chiếu sáng

Câu 5: Đâu là ứng dụng của sự đông đặc?

A.   Sấy tóc ướt cho khô

B.   Làm thịt đông

C.   Đun nước để xông hơi

D.   Hàn điện tử

Câu 6: Nguyên nhân nào khiến nước trong tự nhiên bay hơi vào không khí?

A.   Do độ ẩm của không khí

B.   Do trọng lực của trái đất

C.   Do sức nóng của ánh sáng mặt trời

D.   Do nhiệt độ môi trường giảm đột ngột

Câu 7: Tại sao hơi nước trên cao có thể ngưng tụ thành những giọt nước nhỏ?

A.   Do gặp không khí lạnh

B.   Do càng lên cao không khí càng loãng

C.   Do độ ẩm không khí cao

D.   Do gặp các đám mây tích điện khác

Câu 8: Nước từ mặt đất, biển, sông, hồ,… bốc hơi được gió thổi đi, gây mưa rơi xuống thành các hạt nước rồi đổ ra biển, sông, hồ,… là hiện tượng gì?

A. Vòng tuần hoàn địa chất

B. Vòng tuần hoàn của nước

C. Vòng tuần hoàn của sinh vật

D. Vòng tuần hoàn của Mặt Trời

Câu 9: Sắp xếp các bước sau theo thứ tự đúng để hoàn chỉnh vòng tuần hoàn của nước

(1) Hơi nước ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ và tạo thành mây.

(2) Nước mưa rơi xuống, cung cấp nước cho mặt đất, biển, sông, hồ,…

(3) Nước ở mặt đất, biển, sông, hồ,… chuyển thể thành hơi nước bay lên cao do sức nóng của ánh sáng mặt trời.

(4) Các hạt nước nhỏ hợp thành những hạt nước lớn hơn, nặng hơn và rơi xuống thành mưa.

A.   (3), (1), (4), (2)

B.   (4), (2), (3), (1)

C.   (1), (4), (2), (3)

D.   (2), (3), (1), (4)

Câu 10: Vòng tuần hoàn của nước có tính chất gì?

A.   Diễn ra không liên tục

B.   Xảy ra theo mùa

C.   Có tính chu kì

D.   Lặp đi lặp lại

III. VẬN DỤNG (4 CÂU)

Câu 1: Vì sao khi phơi nước biển dưới ánh mặt trời, ta sẽ thu được muối?

A.   Vì trong nước biển có nồng độ muối cao

B.   Vì khi phơi dưới ánh mặt trời, nước biển bốc hơi hết sẽ để lại muối kết tinh

C.   Cả A và B đều đúng

D.   Cả A và B đều sai

Câu 2: Theo em, thời tiết như thế nào thì thuận lợi cho nghề làm muối?

A.   Trời lạnh

B.   Trời nhiều gió

C.   Trời hanh khô

D.   Trời nắng nóng

Câu 3: Theo em, khi không khí đã bão hoà (nhận được một lượng hơi nước tối đa) mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước thì sẽ xảy ra điều gì?

A.   Ngưng tụ

B.   Hình thành độ ẩm tuyệt đối

C.   Tạo thành các đám mây

D.   Diễn ra hiện tượng mưa

Câu 4: Nêu cách lấy nhanh những viên nước đá ra khỏi khay làm đá dựa vào sự chuyển thể của nước?

A.   Để khay làm đá ngoài nhiệt độ phòng

B.   Cho khay làm đá vào nước ấm

C.   Bẻ khay làm đá để viên nước đá lỏng dần ra

D.   Cả ba đáp án trên đều đúng

IV. VẬN DỤNG CAO (2 CÂU)

Câu 1: Giải thích lí do vì sao vào sáng sớm mùa đông thường có sương mù, làm hạn chế tầm nhìn?

A.   Do không khí bị ô nhiễm

B.   Do hơi nước trong không khí gặp lạnh, ngưng tụ thành những giọt nước li ti

C.   Do thời tiết lạnh, nước trong không khí không bay hơi được

D.   Do độ ẩm cao, sinh ra nhiều hơi nước

Câu 2: Theo em, sương mù vào mùa đông có thể tồn tại lâu sau bình minh không? Vì sao?

A.   Không vì những giọt nước nhỏ li ti trong sương mù sẽ bay hơi khi nhiệt độ môi trường tăng lên

B.   Có vì vào mùa đông, ánh sáng mặt trời tương đối yếu, nhiệt độ thấp, không thể làm tan được sương mù

Xem đáp án
Tìm kiếm google: Trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 CTST, bộ trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 CTST, trắc nghiệm lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo bài 2: Sự chuyển thể của nước

Xem thêm các môn học

Bộ trắc nghiệm khoa học 4 CTST


Copyright @2024 - Designed by baivan.net