Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
CHỦ ĐỀ 1: EM YÊU MĨ THUẬT
(1 tiết)
Sau bài học này, HS sẽ:
Tải giáo án mĩ thuật 2 kết nối tri thức đủ cả năm (bản word)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS, từng bước làm quen bài học. b. Cách thức tiến hành: - GV trình chiếu, cho HS quan sát: + Một số SPMT 2D và 3D được thực hành trong môn học Mĩ thuật. + Video clip về một số hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em có cảm nhận gì sau khi quan sát các SPMT và video clip liên quan đến môn học Mĩ thuật? - GV mời đai diện 1-2 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt vào bài học: Để nắm rõ hơn về một số hoạt động thực hành, sáng tạo mĩ thuật trong và ngoài nhà trường và tìm hiểu kĩ hơn một số sản phẩm mĩ thuật (SPMT) được thực hành trong môn học, chúng ta cũng vào bài học đầu tiên của môn Mĩ thuật 3 – Chủ đề 1: Em yêu mĩ thuật. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Hoạt động mĩ thuật a. Mục tiêu: HS nắm được một số hoạt động đặc thù của môn Mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong và ngoài trường học. b. Cách thức tiến hành Hoạt động trong giờ học Mĩ thuật - GV hướng dẫn HS quan sát tranh 1, 2 SGK trang 5. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn Mĩ thuật mà các em đã tham gia ở trong trường học. - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS: + Ở lớp em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn Mĩ thuật? + Ở trường em đã tham gia những hoạt động nào liên quan đến môn Mĩ thuật? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. Hoạt động mĩ thuật ngoài lớp học - GV hướng dẫn HS quan sát tranh 3, 4 SGK trang 5. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Em hãy nêu những hiểu biết của mình về một số hoạt động đặc thù của môn Mĩ thuật mà các em đã tham gia ở ngoài trường học. - GV hướng dẫn, gợi ý cho HS: + Ngoài giờ học như cuối tuần, ngày nghỉ/ ngày lễ hay vào dịp hè, em có tham gia các hoạt động nào liên quan đến môn Mĩ thuật không? + Trong những hoạt động đó, em yêu thích hoạt động mĩ thuật nào nhất? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, đánh giá. - GV cho HS: Xem thêm một số video clip giới thiệu về những trải nghiệm liên quan đến môn Mĩ thuật như + Thực hành pha hai màu cơ bản để có được một màu thứ ba. + Thực hành sáng tạo SPMT từ vật liệu sẵn có. + Trải nghiệm mĩ thuật ở ngoài sân trường, khu vườn trường. + Tham quan bảo tàng mĩ thuật. + Tham quan các di tích lịch sử văn hóa. + Giới thiệu một số phù điêu, tượng,... Hoạt động 2: Sản phẩm mĩ thuật a. Mục tiêu: HS chia sẻ về những SPMT đã thực hiện trong năm học trước và gọi tên những SPMT này theo cách hiểu của mình. b. Cách thức tiến hành Sản phẩm mĩ thuật tạo hình 2D - GV yêu cầu HS quan sát 2 bức tranh tạo hình 2D SGK tr.6 - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + SPMT 2D là gì? + Ở lớp 2, em đã vẽ nặn được bao nhiêu SPMT 2D? + Ngoài vẽ, nặn em còn sử dụng cách nào để tạo nên SPMT 2D? - GV nhận xét, kết luận. - GV cho HS quan sát thêm 1 số SPMT 2D đã chuẩn bị. Sản phẩm mĩ thuật tạo hình 3D - GV yêu cầu HS quan sát 3 bức tranh tạo hình 3D SGK tr.6
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + SPMT 3D là gì? + Ở lớp 2, em đã vẽ nặn được bao nhiêu SPMT 3D? - GV nhận xét, kết luận. - GV cho HS quan sát thêm 1 số SPMT 3D đã chuẩn bị. - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi và trả lời câu hỏi: Hãy cho biết sự khác nhau giữa SPMT 2D và SPMT 3D? - GV mời đại diện 2-3 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận: + SPMT 3D được coi là một bước tiến so với SPMT 2D. + SPMT 3D tái hiện lại hiện thực tốt hơn SPMT 2D do hiển thị được đầy đủ 3 chiều không gian của sự vật, giúp chúng ta định rõ được khoảng cách về chiều sâu giữa các đối tượng. + Khi xem SPMT 3D ở các góc quan sát hơi khác nhau, ta còn cảm thấy vị trí tương đối giữa các đối tượng trong tranh thay đổi, hệt như khi người quan sát đi vòng quanh sự vật thật. Sản phẩm mĩ thuật ứng dụng - GV yêu cầu HS quan sát 3 bức tranh tạo thuộc sản phẩm mĩ thuật ứng dụng SGK tr.7:
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: + Thế nào là SPMT tạo hình, SPMT ứng dụng? + Hãy cho biết sự khác nhau giữa SPMT tạo hình và SPMT ứng dụng? - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. + SPMT tạo hình bao gồm: · Các thể loại hội họa, đồ họa tranh in, điêu khắc. · Các thể loại này đều sử dụng yếu tố tạo hình như: đường nét, màu sắc, hình khối, không gian, bố cục để thể hiện ý tưởng, quan điểm của người nghệ sĩ trước thiên nhiên, cuộc sống. + SPMT ứng dụng: · Gắn với sản xuất công nghiệp và cuộc sống. · Là nghệ thuật sử dụng các yếu tố mĩ thuật trong thiết kế, tạo dáng sản phẩm như: trang phục, bìa sách, đồ lưu niệm, bao bì, đồ dùng,… - GV cho HS quan sát thêm 1 số SPMT tạo hình và SPMT ứng dụng đã chuẩn bị. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS nhận biết, phân biệt được các SPMT đã học trong môn Mĩ thuật. b. Cách tiến hành - GV trình chiếu 1 số sản phẩm mĩ thuật lên bảng lớp và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết đâu là SPMT 2D, SPMT 3D, SPMT ứng dụng, SPMT tạo hình? - GV mời đại diện 3-4 HS trả lời. HS khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, kết luận. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vẽ, nặn một SPMT ở thể loại mà em yêu thích. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS thực hiện hoạt động tại nhà: Vẽ, nặn một SPMT thuộc thể loại mà em yêu thích. |
- HS quan sát hình ảnh, video.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS thảo luận theo cặp đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: + Một số hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật ở lớp: · Vẽ · Xé, dán · Nặn · Đắp nổi · Làm SPMT từ vật liệu sẵn có, tái sử dụng · Trưng bày SPMT. + Một số hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật ở trường: · Thực hành mĩ thuật ngoài sân trường · Tham gia triển lãm mĩ thuật toàn trường nhân dịp 20/11, năm mới,... · Trang trí bảng tin,...
- HS quann sát tranh.
- HS thảo luận theo cặp đôi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời: Một số hoạt động liên quan đến môn Mĩ thuật ở ngoài trường học: + Xem phòng tranh. + Tham quan khu trưng bày hiện vật ở bảo tàng. + Tham gia câu lạc bộ mĩ thuật.
- HS quan sát, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
- HS quan sát.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe tiếp thu.
- HS quan sát.
- HS quan sát SPMT.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác