Tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi "Thăng Long", "Đông Đô", "Hà Nội" và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.

CHUẨN BỊ

Tìm hiểu lịch sử, ý nghĩa của các tên gọi "Thăng Long", "Đông Đô", "Hà Nội" và thông tin về nhà sử học Trần Quốc Vượng.

Câu trả lời:
  • Thăng Long: Sách Đại Việt sử ký toàn thư viết lý do hình thành tên gọi này như sau: "Mùa Thu, năm Canh Tuất (1010) vua từ thành Hoa Lư, dời đô ra Kinh phủ thành Đại La, tạm đỗ thuyền dưới thành, có rồng vàng hiện lên ở thuyền ngự, nhân đó đổi tên thành gọi là thành Thăng Long"
  • Đông Đô: Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết: “Mùa Hạ tháng 4 năm Đinh Sửu (1397) lấy Phó tướng Lê Hán Thương (tức Hồ Hán Thương) coi phủ đô hộ là Đông Đô” (Toàn thư Sđd - tr.192). Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục, sứ thần nhà Nguyễn chú thích: “Đông Đô tức Thăng Long, lúc ấy gọi Thanh Hóa là Tây Đô, Thăng Long là Đông Đô”.
  • Hà Nội: Trung văn đại từ điển, tập 19 (Đài Bắc 1967, tr.103) cho biết Hà Nội là tên một quận được đặt từ đời Hán (202 Tr.CN - 220 S.CN) nằm phía Bắc Sông Hoàng Hà. Tên Hà Nội từng được ghi trong Sử ký của Tư Mã Thiên (hạng Vũ Kỷ), kèm lời chú giải: “Kinh đô đế vương thời xưa phần lớn ở phía Đông Sông Hoàng Hà, cho nên gọi phía Bắc Sông Hoàng Hà là Hà Ngoại”. Rất có thể Minh Mạng đã chọn tên gọi Hà Nội, một tên hết sức bình thường để thay tên gọi Thăng Long đầy gợi cảm, nhưng tên gọi mới Hà Nội này lại có thể được giải thích là “đất Kinh đô các đế vương thời xưa”, để đối phó với những điều dị nghị. Chính cách đặt tên đất “dựa theo sách cũ” đã lại được thực thi, sau này, năm 1888 Thành Hà Nội và phụ cận trở thành nhượng địa của thực dân Pháp, tỉnh lỵ Hà Nội phải chuyển tới Làng Cầu Đơ (thuộc Huyện Thanh Oai, Phủ Hoài Đức), cần có một tên tỉnh mới. Người ta đã dựa vào một câu trong sách Mạnh Tử (Lương Huệ Vương, thượng, 3) “Hà Nội mất mùa, thì đưa dân đó về Hà Đông, đưa thóc đất này về Hà Nội, Hà Đông mất mùa cũng theo phép đó”.
  • Nhà sử học Trần Quốc Vượng: là một nhà nhà sử học, một giáo sư, một nhà khảo cổ học nổi tiếng Việt Nam. Ông được biết đến là một trong những người khởi nguồn cho lịch sử khảo cổ học Việt Nam. Ông được phong hàm Giáo sư vào năm 1980 khi ông 46 tuổi. Trong thời gian đó ông cũng đảm nhiệm nhiều chức vụ như: Chủ nhiệm bộ môn Khảo cổ học; giám đốc Trung tâm liên văn hoá ĐH Tổng hợp Hà Nội; Trưởng môn Văn hoá học, ĐH Quốc gia Hà Nội, Phó Tổng thư ký Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, chủ nhiệm CLB Văn hoá ẩm thực Việt Nam, Phó chủ nhiệm CLB Nghề truyền thống Viêt Nam, Tổng Thư ký Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội. Ông là chủ tịch đầu tiên của Hội Sử học Hà Nội.
    Niềm đam mê của ông là được đi khắp đó đây đi từ đầu đất nước tới cuối đất nước, đi khắp Á, Âu, ... để phát hiện những nền văn hóa cổ đại khác nhau. Chính vì đi nhiều nên ông đã tích lũy cho mình bao kiến thức và mở rộng tầm nhìn. Giúp ông có thể hoàn thành hàng trăm những bài viết nghiên cứu văn hóa, lịch sử được đăng ở các báo và tạp chí trong và ngoài nước. Không những thế ông còn là một nhà soạn thảo sách nổi tiếng về lịch sử, văn hóa Việt Nam như: Cơ sở khảo cổ học, Cơ sở văn hoá học, Lịch sử Việt Nam,... Những giá trị khoa học mà ông để lại cho nhân loại là những đóng góp quý báo cho nên khoa học lịch sử Việt Nam. Ông xứng đáng được dân gian tôn vinh là một trong “tứ trụ” của ngôi nhà sử học Việt Nam hiện đại "Lâm, Lê, Tấn, Vượng" (gồm các Giáo sư Đinh Xuân Lâm, Phan Huy Lê, Hà Văn Tấn và Trần Quốc Vượng).

Nội dung khác trong bài

Xem thêm các môn học

Soạn văn 10 tập 1 cánh diều


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com