HĐ1: Trong mặt phẳng tọa độ, cho hai đường thẳng
$\Delta _{1}$: x - 2y + 3 = 0,
$\Delta _{2}$: 3x - y - 1 = 0.
a) Điểm M(1; 2) có thuộc cả hai đường thẳng nói trên hay không?
b) Giải hệ $\left\{\begin{matrix}x-2y+3=0\\ 3x-y-1=0\end{matrix}\right.$
c) Chỉ ra mối quan hệ giữa tọa độ giao điểm của $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ với nghiệm của hệ phương trình trên.
Trả lời:
a) Thay tọa độ điểm M vào hai phương trình $\Delta _{1}$, $\Delta _{2}$ đều thỏa mãn. Nên điểm M thuộc cả hai đường thẳng trên.
b) $\left\{\begin{matrix}x-2y+3=0\\ 3x-y-1=0\end{matrix}\right.\Leftrightarrow \left\{\begin{matrix}x=1\\ y=2\end{matrix}\right.$
Hệ phương trình có nghiệm x = 1, y = 2.
c) Tọa độ giao điểm của $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ trùng với nghiệm của hệ phương trình trên.
LT1: Xét vị trí tương đối giữa các cặp đường thẳng sau:
a) $\Delta _{1}$: x + 4y - 3 = 0 và $\Delta _{2}$: x - 4y - 3 = 0;
b) $\Delta _{1}$: x + 2y - $\sqrt{5}$ = 0 và $\Delta _{2}$: 2x + 4y - $3\sqrt{5}$ = 0.
Trả lời:
a) $\Delta _{1}$ có vecto pháp tuyển: $\overrightarrow{n_{1}}(1; 4)$
$\Delta _{2}$ có vecto pháp tuyển: $\overrightarrow{n_{2}}(1; -4)$
Ta có $\overrightarrow{n_{1}}$ và $\overrightarrow{n_{2}}$ không cùng phương, nên $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ cắt nhau.
b) $\Delta _{1}$ có vecto pháp tuyển: $\overrightarrow{n_{1}}(1; 2)$
$\Delta _{2}$ có vecto pháp tuyển: $\overrightarrow{n_{2}}(2; 4)$
Ta có $\overrightarrow{n_{1}}$ và $\overrightarrow{n_{2}}$ cùng phương nên $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ song song hoặc trùng nhau.
Ta có: x + 2y - $\sqrt{5}$ = 0 $\Leftrightarrow $ 2x + 4y - $2\sqrt{5}$ = 0
2x + 4y - $2\sqrt{5}$ $\neq $ 2x + 4y - $3\sqrt{5}$ nên $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ song song.
HĐ2: Hai đường thẳng $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ cắt nhau tạo thành bốn góc (H.7.6.) Các số đo của bốn góc đó có mối quan hệ gì với nhau?
Trả lời: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau, nên bốn góc tạo nên 2 cặp góc đối đỉnh bẳng nhau.
HĐ3: Cho hai đường thẳng cắt nhau $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ tương ứng có các vecto pháp tuyến
$\overrightarrow{n_{1}}$, $\overrightarrow{n_{2}}$. Gọi $\varphi $ là góc giữa hai đường thẳng đó (H.7.7). Nêu mối quan hệ giữa:
a) Góc $\varphi $ và góc ($\overrightarrow{n_{1}},\overrightarrow{n_{2}}$).
b) cos$\varphi $ và cos($\overrightarrow{n_{1}},\overrightarrow{n_{2}}$).
Trả lời:
a) Áp dụng tính chất tứ giác nội tiếp có $\varphi $ = ($\overrightarrow{n_{1}},\overrightarrow{n_{2}}$).
(tính chất: trong tứ giác nội tiếp, góc trong bằng góc ngoài đối đỉnh với nó).
b) Theo a: $\varphi $ = ($\overrightarrow{n_{1}},\overrightarrow{n_{2}}$)
Suy ra: cos$\varphi $ = cos($\overrightarrow{n_{1}},\overrightarrow{n_{2}}$).
LT2: Tính góc giữa hai đường thẳng:
$\Delta _{1}$: x + 3y + 2 = 0 và $\Delta _{2}$: y = 3x + 1
Trả lời:
$\Delta _{1}$ có vecto pháp tuyến $\overrightarrow{n_{1}}(1; 3)$
$\Delta _{2}$ có vecto pháp tuyến $\overrightarrow{n_{2}}(3; -1)$
Gọi $\varphi $ là góc giữa hai đường thẳng $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$, ta có:
$cos\varphi =\left | cos(\overrightarrow{n_{1}},\overrightarrow{n_{2}})\right |=\frac{|1.3-1.3|}{\sqrt{1^{2}+3^{2}}.\sqrt{3^{2}+1^{2}}}=0$
Do đó góc giữa $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ là $\varphi =90^{o}$.
LT3: Tính góc giữa hai đường thẳng: $\Delta _{1}:\left\{\begin{matrix}x=2+t\\ y=1-2t\end{matrix}\right.$ và $\Delta _{2}:\left\{\begin{matrix}x=1+t\\ y=5+3t\end{matrix}\right.$
Trả lời:
$\Delta _{1}$ có vecto chỉ phương $\overrightarrow{u_{1}}(1; -2)$
$\Delta _{2}$ có vecto chỉ phương $\overrightarrow{u_{2}}(1; 3)$
Gọi $\varphi $ là góc giữa hai đường thẳng $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$, ta có:
$cos\varphi =\left | cos(\overrightarrow{u_{1}},\overrightarrow{u_{2}})\right |=\frac{|1.1-2.3|}{\sqrt{1^{2}+2^{2}}.\sqrt{1^{2}+3^{2}}}=\frac{\sqrt{2}}{2}$
Do đó góc giữa $\Delta _{1}$ và $\Delta _{2}$ là $\varphi =45^{o}$.
Xét đường thẳng $\Delta$ bất kì cắt trục hoành Ox tại một điểm A. Điểm A chia đường thẳng $\Delta $ thành hai tia, trong đó, gọi Az là tia nằm phía trên trục hoành. Kí hiệu $\alpha _{\Delta }$ là số đo của góc $\widehat{xAz}$. Thực hành luyện tập sau đây, ta thấy ý nghĩa hình học của hệ số góc.
LT4: Cho đường thẳng $\Delta$: y = ax + b, với a $\neq $ 0.
a) Chứng minh rằng $\Delta$ cắt trục hoành.
b) Lập phương trình đường thẳng $\Delta_{0}$ đi qua O(0; 0) và song song (hoặc trùng) với $\Delta$.
c) Hãy chỉ ra mối quan hệ giữa $\alpha _{\Delta }$ và $\alpha _{\Delta_{0} }$.
d) Gọi M là giao điểm của $\Delta_{0}$ với nửa đường tròn đơn vị và x0 là hoành độ của M. Tính tung độ M theo x0 và a. Từ đó, chứng minh rằng tan$\alpha _{\Delta }$=a.
Trả lời:
a) $\Delta$ có vecto pháp tuyển: $\overrightarrow{n}(a; -1)$
Trục hoành Ox có vecto pháp tuyến: $\overrightarrow{n_{2}}(0; 1)$
Do $\overrightarrow{n}(a; -1)$ và $\overrightarrow{n_{2}}(0; 1)$ không cùng phương nên $\Delta$ cắt trục hoành.
b) Đường thẳng $\Delta_{0}$ song song với $\Delta$ nên $\Delta_{0}$ có dạng: y = ax + m, với m là số thực.
Do $\Delta_{0}$ đi qua O(0; 0) nên m = 0.
=> phương trình đường thẳng $\Delta_{0}$: y = ax.
c) Do đường thẳng $\Delta_{0}$ song song với $\Delta$ nên $\alpha _{\Delta }$ = $\alpha _{\Delta_{0} }$. (hai góc ở vị trí đồng vị).
d) Gọi tọa độ điểm M(x0 ; y0).
Do M thuộc $\Delta_{0}$ nên y0 = a.x0
+ Có tan$\alpha _{\Delta }$= tan $\alpha _{\Delta_{0} }$ = tan$\widehat{MOx}$ = $\frac{y_{0}}{x_{0}}$ = a.
Vậy tan$\alpha _{\Delta }$=a.
HĐ4: Cho điểm M(x0; y0) và đường thẳng $\Delta$: ax + by + c = 0 có vecto pháp tuyến $\overrightarrow{n}(a; b)$. Gọi H là hình chiếu vuông góc của M trên $\Delta$
a) Chứng minh rằng: $\left | \overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM} \right |=\sqrt{a^{2}+b^{2}}.HM$
b) Giả sử H có tọa độ (x1; y1). Chứng minh rằng: $\overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM} =a(x_{0}-x_{1})+b(y_{0}-y_{1})=ax_{0}+by_{0}+c$
c) Chứng minh rằng HM = $\frac{|ax_{0}+by_{0}+c|}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$
Trả lời:
a) Do $\overrightarrow{n}$ và $\overrightarrow{HM} $ có cùng phương nên $\overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM}$ = $|\overrightarrow{n}|.|\overrightarrow{HM}|.cos0^{o}=|\overrightarrow{n}|.|\overrightarrow{HM}|$
Hoặc: $\overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM}$ = $|\overrightarrow{n}|.|\overrightarrow{HM}|.cos180^{o}=-|\overrightarrow{n}|.|\overrightarrow{HM}|$
Suy ra: $\left | \overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM} \right | = |\overrightarrow{n}|.|\overrightarrow{HM}|$ = $\sqrt{a^{2}+b^{2}}.HM$
b) $\overrightarrow{HM}(x_{0}-x_{1}; y_{0}-y_{1}) $
Ta có: $\overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM} =a(x_{0}-x_{1})+b(y_{0}-y_{1})= a.x_{0} + b.y_{0} - a.x_{1}-b.y_{1}$
Mà H có tọa độ (x1; y1) thuộc đường thẳng $\Delta$, nên thay tọa độ điểm H vào có: $-a.x_{1}-b.y_{1}=c$
Vậy $\overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM} =a(x_{0}-x_{1})+b(y_{0}-y_{1})=ax_{0}+by_{0}+c$
c) Theo a và b ta có:
$\left | \overrightarrow{n}.\overrightarrow{HM} \right |= \sqrt{a^{2}+b^{2}}.HM = |x_{0}+by_{0}+c|$
Suy ra: HM = $\frac{|ax_{0}+by_{0}+c|}{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}$
Trải nghiệm: Đo trực tiếp khoảng cách từ điểm M đến đường thẳng $\Delta$ và giải thích vì sao kết quả đo đạc phù hợp với kết quả tính toán trong lời giải của Ví dụ 4.
Trả lời:
+) Đo trực tiếp có: khoảng cách từ M đến đường thẳng $\Delta$ là độ dài đoan MH bằng 2 đơn vị độ dài.
+) Kết quả đo đạc phù hợp với kết quả tính toán trong lời giải của Ví dụ 4, vì đây điểm M có tọa độ trùng với điểm M của ví dụ 4 và đường thẳng $\Delta$ có phương trình trùng với phương trình trong ví dụ 4.
LT5: Tính khoảng cách từ điểm M(1; 2) đến đường thẳng $\Delta :\left\{\begin{matrix}x=5+3t\\y=-5-4t\end{matrix}\right.$
Trả lời:
+ Đường thẳng $\Delta$ qua điểm A(5; -5) và có vecto pháp tuyến là: $\overrightarrow{n}(4; 3)$
Phương trình tham số của $\Delta$ là: 4(x -5) + 3(y +5) = 0 Hay 4x + 3y -5 =0.
+ Áp dụng công thức khoảng cách từ M đến $\Delta$ là: $d(M;\Delta )=\frac{|4.1+3.2-5|}{\sqrt{4^{2}+3^{2}}}=1$
Vậy khoảng cách từ M đến $\Delta$ là 1.
Vận dụng: Nhân dịp nghỉ hè, Nam về quê ở với ông bà nội. Nhà ông bà nội có một ao cá có dạng hình chữ nhật ABCD với chiều dài AD = 15m, chiều rộng AB = 12 m. Phần tam giác DEF là nơi ông bà nuôi vịt, AE = 5m, CF = 6m.
a) Chọn hệ trục tọa độ Oxy, có điểm O trùng với điểm B, các tia Ox, Oy tương ứng trùng với các tia BC, BA. Chọn 1 đơn vị độ dài trên mặt phẳng tọa độ tương ứng với 1m thực tế. Hãy xác định tọa độ của các điểm A, B, C, D, E, F và viết phương trình đường thẳng EF.
b) Nam đứng ở vị trí B câu cá và có thể quăng lưỡi câu xa 10,7 m. Hỏi lưỡi câu có thể rơi vào nơi nuôi vịt hay không?
Trả lời:
a)
+Tọa độ các điểm: A(0; 12), B(0; 0), C(15; 0), D(15; 12), E(5; 12), F(15; 6)
+ Đường thẳng EF có vecto chỉ phương $\overrightarrow{EF}(10; -6)$
Chọn vecto pháp tuyến là: $\overrightarrow{n}(3; 5)$
Phương trình tổng quát của đường thẳng EF là: 3(x - 5) + 5(y - 12) = 0 Hay 3x + 5y - 75 = 0.
b) Để lưỡi câu có thể rơi vào nơi nuôi vịt thì 10,7 phải lớn hơn khoảng cách từ B đến đường thẳng EF.
Áp dụng công thức khoảng cách từ B đến EF là: $d(B; EF )=\frac{|3.0+5.0-75|}{\sqrt{3^{2}+5^{2}}}\approx 12,9$ >10,7
Vậy lưỡi câu không thể rơi vào nơi nuôi vịt.