Bài soạn ngắn ngữ văn 7 cánh diều bài Thực hành tiếng Việt

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

Câu 1: Xác định biện pháp tu từ nói quá trong những câu dưới đây. Cách nói quá trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) 

Đêm tháng Năm chưa nằm đã sáng,

Ngày tháng Mười chưa cười đã tối.

                                           (Tục ngữ)

b) Thuận vợ thuận chồng, tát Biển Đông cũng cạn.

                                         (Tục ngữ)

c) Cày đồng đang buổi ban trưa

Mồ hôi thánh thót như mưa ruộng cày

    Ai ơi bưng bát cơm đầy

Dẻo thơm một hạt, đắng cay muôn phần!

                                        (Ca dao)

Trả lời: 

a. 

  • Biện pháp tu từ nói quá: chưa nằm-đã sáng. Chưa cười-đã tối.
  • Tác dụng: nhấn mạnh sự khác biệt về hiện tượng ngày đêm giữa mùa đông và mùa hè, gây tiếng cười cho người đọc.

b.

  • Biện pháp tu từ nói quá: tát Biển Đông cũng cạn.
  • Tác dụng: nhấn mạnh sự hòa thuận giữa vợ và chồng có thể làm nên những việc lớn lao.

c.

  • Biện pháp tu từ nói quá: mồ hôi-như mưa ruộng cày.
  • Tác dụng: nhấn mạnh sự quý trọng thành quả của sức lao động.

Câu 2: Tìm cách nói quá tương với cách nói thông thường:

tìm cách

Trả lời: 1-d; 2-c; 3-a; 4-b

Câu 3: Xác định biện pháp tu từ nói giảm - nói tránh trong những câu sau. Cách nói giảm - nói tránh trong mỗi trường hợp đó biểu thị điều gì? Chỉ ra tác dụng của chúng.

a) Có người thợ dựng thành đồng

Đã yên nghỉ tận sông Hồng, mẹ ơi!

                                    (Thu Bồn)

b) Ông mất năm nao, ngày độc lập

Buồm cao đỏ sóng bóng cờ sao

Bà "về" năm đói, làng treo lưới

Biển động: Hòn Mê, giặc bắn vào...

                                      (Tố Hữu)

c) Năm ngoái, cụ Bọ Ngựa già yếu đã khuất núi. 

                                                     (Tô Hoài)

Trả lời: 

a.

  • Biện pháp tu từ nói giảm-nói tránh: yên nghỉ.
  • Tác dụng: tránh gây cảm giác nặng nề, đau buồn về cái chết.

b.

  • Biện pháp tu từ nói giảm-nói tránh: mất
  • Tác dụng: tạo cảm giác bớt đau lòng, tránh thể hiện sự đau buồn trước cái chết.

c.

  • Biện pháp tu từ nói giảm-nói tránh: khuất núi
  • Tác dụng: tránh gây cảm giác đau buồn, nặng nề về cái chết của cụ Bọ Ngựa.

Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 5 - 7 dòng) về một chủ đề tự chọn, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ nói quá hoặc nói giảm - nói tránh.

Trả lời: Truyện ngụ ngôn là thể loại truyện để lại trong em rất nhiều ấn tượng. Truyện không chỉ đem đến những tiếng cười giải trí mà nó còn phê phán những thói không tốt, sai lầm trong cách ứng xử của con người qua những câu chuyện về loài người. Từ đó, hướng con người đến những bài học sâu sắc về triết lí làm người, đối nhân xử thế, tự hoàn thiện nhân cách bản thân, góp phần xây dựng một xã hội ngày càng văn minh, giàu đẹp.

Nói giảm - nói tránh: những thói không tốt. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt, Soạn siêu ngắn văn 7 bộ Cánh diều bài 6, Soạn siêu ngắn ngữ văn 7 Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành tiếng Việt

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 cánh diều siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net