[toc:ul]
[Đọc] Câu 1: Lưu ý bối cảnh của bài thơ.
Trả lời: Đó là hai cha con đang đi dạo trên bờ biển, ánh nắng rực rỡ, chói chang. Trên biển là những con thuyền với những cánh buồm lênh đênh ngoài khơi xa.
[Đọc] Câu 2: Xác định các từ láy có trong bài thơ và tìm nghĩa của chúng.
Trả lời:
- lênh khênh: chỉ sự cao những không vững vàng.
- rả rích: nhiều, không ngớt
- phơi phới: chỉ sự hứng khởi, đón chờ, mong đợi
- trầm ngâm: sự suy tư, suy ngẫm về một việc gì đó.
- thầm thì: chỉ sự khẽ khàng, không phát thành tiếng to
[Đọc] Câu 3: Thái độ và tâm sự của người cha như thế nào ?
Trả lời: Người cha có những cử chỉ ân cần, dịu dàng: dắt tay con đi trên cát mịn, mỉm cười, xoa đầu con… và tâm sự của người cha rất chân thành, nhẹ nhàng như một lời khuyên răn, bảo ban.
[Đọc] Câu 4: Dấu chấm lửng trong khổ thơ này có tác dụng gì?
Trả lời: Thể hiện lời nói ngập ngừng, ngắt quãng.
[Đọc] Câu 5: Em hiểu ý của dòng thơ cuối bài là gì?
Trả lời: Người con có những ước mơ, khát vọng như người cha khi xưa, khiến người cha nhớ lại bản thân mình khi còn nhỏ/trẻ.
[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Chỉ ra đặc điểm hình thức của bài thơ Những cánh buồm thể hiện qua các yếu tố: số tiếng ở các dòng thơ, số dòng ở mỗi khổ thơ, cách hiệp vần,...
Trả lời:
- Số tiếng ở các dòng không hạn định
- Số dòng ở mỗi khổ thơ cũng không cố định, khổ nhiều, khổ ít.
- Các hiệp vần không rõ ràng, gieo một cách ngẫu hứng.
[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Người cha và người con trò chuyện về điều gì? Dựa vào những hình ảnh có trong bài thơ, hãy tưởng tượng và miêu tả lại bằng lời của em về cảnh hai cha con đi dạo và trò chuyện trên bãi biển.
Trả lời:
- Người cha và người con trò truyện với nhau về biển cả rộng lớn.
- Em có thể tưởng tượng ra đó là hình ảnh hai cha con đang đi dọc bờ biển dưới ánh nắng chói chang của mặt trời. Bóng hai cha con in hằn trên cát. Hai người đang nhìn ra biển xanh rộng lớn với những cánh buồn xa xăm của những con tàu đánh cá. Cha dắt tay con đi trên cát, vừa đi vừa trò truyện.
[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Trong bài thơ, hình ảnh "cánh buồm" được nhắc đến mấy lần? Hình ảnh đó tượng trưng cho điều gì?
Trả lời:
- Hình ảnh “cánh buồm” được nhắc đến 2 lần.
- Hình ảnh đó tượng trưng cho sự tự do đi đây đi đó, khám phá những vùng đất mới, mở mang kiến thức.
[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Qua những câu hỏi, lời nói của mình, người con đã bộc lộ ước mơ gì? Em có nhận xét gì về ước mơ đó?
Trả lời:
- Ước mơ được ra xa tận biển khơi, khám phá những vùng đất, những điều kì thú mới mẻ, mở mang kiến thức cho bản thân.
- Đó là một ước mơ lớn lao, vĩ đại mà nhiều người muốn thực hiện được, cả cha của cậu bé cũng chưa thực hiện được nó, nó thể hiện một sự hơi mơ mộng của trẻ con.
[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Ước mơ của người con gợi cho người cha nhớ đến điều gì? Em hãy đóng vai người cha, diễn tả lại những cảm xúc, suy nghĩ của nhân vật này trước lời đề nghị của người con.
Trả lời:
Ước mơ của người con khiến người cha bất giác nhớ về mình trước kia, cũng có một thời nhìn cánh buồm xa xăm trên biển mà cũng mong ước được khám phá, chinh phục chân trời xa tít kia.
Phải, đã từng có một thời như vậy, mình ngắm nhìn biển xanh thẳm bao la kia mà tự hỏi bản thân sẽ thế nào nếu ta đi đến đó, khám phá nó? Đã bao lần ta đứng trước biển mà không hề có cảm giác này, mọi thứ dường như đang lặp lại câu chuyện của trước kia. Nó khiến ta cảm thấy thật tiếc nuối, thật hoài niệm…
[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Em thích nhất khổ thơ hay hình ảnh nào trong bài thơ? Vì sao?
Trả lời: Em thích nhất khổ thơ cuối của bài thơ. Không phải là câu hỏi ngây thơ của người con nữa mà là trực tiếp cảm xúc của người cha. Dường như những kí ức trước kia đang ùa về, cũng chính tại bờ biển, người cha cũng mang theo mong ước được khám phá, được đi về nơi chân trời kia như con của mình hiện tại. Nó gợi nên cảm giác về sự hoài niệm về một thời xa xưa mang theo cả sự tiếc nuối khôn nguôi bởi chưa thể hoàn thành được ước mơ đó.