[toc:ul]
[Đọc] Câu 1: Chú ý số chữ ở mỗi dòng, vần và nhịp của bài thơ. Từ "lặn" và "mọc" ở đây nghĩa là gì?
Trả lời:
- Chữ mỗi dòng: khổ 1 – 7 từ trên 1 dòng, khổ 2, 3 – 8 từ trên dòng; vần: vần cách (trồng-trăng); nhịp: ¾, 3/5.
- Từ “lặn” và “mọc” ở đây có nghĩa chỉ sự vun trồng, vất vả trông đợi của người mẹ. Đồng thời thể hiện nỗi lo lắng của người con trước sự gìa đi của mẹ.
[Đọc] Câu 2: Hình ảnh minh họa cho nội dung của bài thơ ?
Trả lời: Đó là hình ảnh một người mẹ chịu thương, chịu khó đang chăm chút cho vườn rau của mình.
[Đọc] Câu 3: Em hiểu những hình ảnh trong các dòng thơ số 6,7 như thế nào ?
Trả lời:
- “Lớn lên” để chỉ những người con do mẹ nuôi dưỡng ngày càng cao lớn, trưởng thành.
- Còn “lớn xuống” chỉ sự lớn lên của những bí và bầu, khi quả ngày càng to sẽ ngày càng rủ xuống.
[Đọc] Câu 4: Từ "quả" ở khổ 1 và từ "quả" ở khổ 3 có gì giống và khác nhau về nghĩa?
Trả lời:
- Giống nhau: Chỉ sự kết tinh, trải qua một quá trình mới hình thành
- Từ “quả” ở khổ 1 chỉ quả trên cây do mẹ trồng, chăm bón, săn sóc từng ngày mới có
- Từ “quả” ở khổ 3 là chỉ người con, đó là đứa trẻ được sinh ra bởi người mẹ, được chăm sóc, nâng niu và dạy dỗ để lớn khôn.
[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Em có nhận xét gì về hình thức của bài thơ Mẹ và quả? Theo em, đây là lời của ai, nói với ai, nói về điều gì ? Tâm trạng và thái độ của người nói như thế nào ?
Trả lời:
Hình thức của bài thơ Mẹ và quả được làm theo thể thơ tự do, không bị gò bó bởi luật thơ.
Theo em, đây là lời nói của người con nói với mẹ bày tỏ sự biết ơn của mình với sự hy sinh, chăm sóc, dạy dỗ và bảo ban của mẹ.
Tâm trạng và thái độ của người con: biết ơn, trân trọng mẹ của mình nhưng cũng lo sợ chưa kịp báo đáp ơn dưỡng dục của mẹ.
[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Theo em, người mẹ trong bài thơ là người như thế nào ? Dựa vào đâu mà em biết được điều đó ?
Trả lời: Người mẹ trong bài thơ là một người chịu thương chịu khó, lam lũ vất vả, yêu thương con và luôn hy sinh vì con. Ta có thể dựa vào những dòng thơ sau để xác định điều đó: Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng, Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn, Bảy mươi tuổi mẹ chờ đợi được hái.
[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Phân tích nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua một trong các yếu tố: từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, biện pháp tu từ,...
Trả lời:
- Từ ngữ giản dị, gần gũi thân thuộc: “quả”, “hái”, “vun trồng”, “mọc”, “lớn xuống”…
- Hình ảnh gần gũi, mang đậm chất đời thường: “bí”, “bầu”, “mùa quả”, “giọt mồ hôi mặn”, “quả non xanh”…
- Vần cách: trồng-trăng, lên-mặn, đời-mỏi
- Nhịp: ¾, 3/5
- Biện pháp tu từ: ẩn dụ, câu hỏi tu từ.
[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Ở hai dòng thơ cuối, vì sao nhà thơ lại "hoảng sợ" khi nghĩ mình vẫn còn là "một thứ quả non xanh"? (Gợi ý: "Quả non xanh" chỉ điều gì? Tại sao điều ấy làm tác giả "hoảng sợ"?). Bài thơ thể hiện được vẻ đẹp gì trong suy nghĩ, tình cảm của nhà thơ?
Trả lời:
- Ở hai dòng thơ cuối, nhà thơ "hoảng sợ" khi nghĩ mình vẫn còn là "một thứ quả non xanh" vì nhà thơ sợ người mẹ đã phải làm lụng vất vả một đời, đến khi già yếu, trông mong, chờ đợi vào con cái thì con cái vẫn chưa lớn, chưa trưởng thành.
- Bài thơ thể hiện tình yêu thương mẹ của nhà thơ.
[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Em thích dòng thơ, khổ thơ nào nhất? Bài thơ nói giúp em điều gì khi nghĩ về cha mẹ mình?
Trả lời:
- Em thích khổ thơ thứ ba nhất.
- Khi nghĩ về cha mẹ mình, bài thơ đã nói giúp em về tình yêu thương cha mẹ dành cho em, và cho em biết mình cần phải yêu thương, quý trọng cha mẹ.