Bài soạn ngắn ngữ văn 7 cánh diều bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Phần (1) nêu vấn đề trực tiếp hay gián tiếp? Câu nào chứa đựng thông tin chính?

Trả lời:  

  • Gián tiếp. 
  • Câu: Rất lạ lùng, rất kì diệu… Bác Hồ vẫn giữ nguyên phẩm chất cao quý của một người chiến sĩ cách mạng, tất cả vì nước, vì dân, vì sự nghiệp lớn, trong sáng, tuyệt đẹp.

[Đọc] Câu 2: Lí lẽ được dùng kết hợp với dẫn chứng trong phần (2) như thế nào?

Trả lời: Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống.

[Đọc] Câu 3: Phần (3) nêu lí lẽ hay bằng chứng?

Trả lời: Phần 3 nêu lí lẽ và bằng chứng nhằm chứng tỏ tuy Bác Hồ sống giản dị nhưng vẫn hòa đồng với mọi người xung quanh.

[Đọc] Câu 4:  Tác giả nêu lên vấn đề gì trong phần (4)?

Trả lời: Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phần 4.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Quan điểm của tác giả Phạm Văn Đồng trong văn bản Đức tính giản dị của Bác Hồ là gì ? Người viết đã làm sáng tỏ quan điểm đó  từ những phương diện nào trong đời sống và con người của Bác? 

Trả lời: 

  • Đó là sự giản dị từ tác phong cho đến lối sống của Bác Hồ trong đời sống hàng ngày.
  • Người viết đã làm sáng tỏ vấn đề đó từ những phương diện trong đời sống và con người của Bác:

+ Đời sống giản dị của Bác

+ Đời sống tâm hồn của Bác

+ Sự giản dị trong lời nói và bài viết của Bác.

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Chỉ ra trình tự triển khai nội dung, từ đó, nêu bố cục của văn bản.

Trả lời: 

  • Trình tự triển khai nội dung từ lí lẽ đến dẫn chứng cụ thể.

  • Bố cục văn bản gồm 2 phần chính:

    + Phần 1: từ đầu… thanh bạch, tuyệt đẹp.

    + Phần 2: tiếp… hết

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Nhận xét về cách viết nghị luận của tác giả ở phần (2). Điều gì làm nên sức thuyết phục của phần này?

Trả lời: 

  • Cách viết nghị luận của tác giả ở phần 2 là đưa ra lí sẽ, sau đó là dẫn chứng để chứng minh lí lẽ đó.

  • Điều làm nên sức thuyết phục của phần này là dẫn chúng đưa ra rất rõ ràng, chi tiết, thể hiện rõ lí lẽ mà tác giả muốn nói đến. Bởi vậy người đọc có thể dễ dàng hiểu ý mà người viết muốn truyền tải.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Trong phần (4), để người đọc hiểu sâu sắc hơn về đức tính giản dị của Bác và sức mạnh của phẩm chất cao quý đó, người viết đã thuyết phục như thế nào?

Trả lời: Bằng cách lấy ra những dẫn chứng từ những câu nói, bài viết của Bác làm bằng chứng trực tiếp cho lí lẽ được nêu.

[Trả lời câu hỏi] Câu 5: Kết thúc văn bản, có câu: "Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người đang chờ đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng các mạng.". Theo em, tác giả muốn khẳng định điều gì qua câu kết này ? 

Trả lời: Sự giản dị trong lối sống của Bác là triết lí, là chuẩn mực và nó cũng thể hiện được tinh thần cách mạng của Bác.

[Trả lời câu hỏi] Câu 6: Qua văn bản, em hiểu như thế nào là đức tính giản dị? Em sẽ làm gì để rèn luyện đức tính ấy?

Trả lời: Em hiểu đức tính giản dị là lối sống trong sạch, giản dị, không xa hoa, biết đặt những điều quan trọng lên trước và sống hòa nhập, hòa đồng với mọi người xung quanh. Biểu hiện cụ thể cho lối sống đó chính là Bác Hồ - một nhân chứng sống của lối sống giản dị mà chúng ta nên học tập và noi theo. Để rèn luyện được đức tính ấy, em cần phải hiểu về nó và thực hành nó trong cuộc sống thực tiễn. Học tập chăm chỉ, luôn ngay thẳng, trung thực trong mọi việc. Biết giúp đỡ, hòa nhập với mọi người xung quanh. Đặc biệt, em phải tạo cho mình một lối sống có nguyên tắc rõ ràng và thực hiện nó.

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ, Soạn siêu ngắn văn 7 bộ Cánh diều bài 8, Soạn siêu ngắn ngữ văn 7 Cánh diều siêu ngắn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 cánh diều siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net