Bài soạn ngắn ngữ văn 7 cánh diều bài Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất

Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được trình bày soạn ngắn gọn, súc tích mà vẫn đầy đủ ý. Mời các em tham khảo.

[toc:ul]

[Đọc] Câu 1: Ý khái quát được nêu trong phần (1) là gì?

Trả lời: Đó là: con người Việt Nam luôn có sự hi sinh cao cả vì nghĩa lớn, vì cộng đồng, dân tộc.

[Đọc] Câu 2: Phép lặp ở phần (2) có tác dụng biểu đạt điều gì?

Trả lời: Đó là làm cho câu ăn trở nên có nhịp điệu, cá từ ngữ lặp lại được nhấn mạnh, tạo ấn tượng mạnh với người đọc.

[Đọc] Câu 3: Chú ý các bằng chứng được nêu trong phần (2). 

Trả lời: 

  • Xương máu anh hùng liệt sỹ hòa vào sông núi, vào đất đai, cây cỏ. Tên tuổi các anh hùng liệt sĩ thành tên sông tên núi, hóa vào hình sông, thế núi…
  • Từ con đường Trường Sơn đến con đường trên Biển Đông và cả con đường trên không, có nơi đâu không có dấu tích ủa cuộc chiến tranh vệ quốc… ưu tú đất Việt.
  • Chỉ tính qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc, qua mấy cuộc chiến đấu bảo vệ lãnh thổ thiêng liêng của quốc gia trên đất liền và trên Biển Đông.

[Đọc] Câu 4: Chú ý mở đầu phần (3). 

Trả lời: Cách hy sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.

[Đọc] Câu 5: Thời điểm 27-7 được nêu ở cuối bài giúp em hiểu thêm gì về nội dung bài viết?

Trả lời: Em hiểu nội dung bài viết là nhân dịp ngày Thương binh liệt sĩ, tác giả viết bài để tưởng nhớ công ơn những anh hùng, liệt sĩ đã hi sinh để bảo vệ Tổ quốc.

[Trả lời câu hỏi] Câu 1: Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất viết về vấn đề gì? Vì sao có thể cho rằng vấn đề đó rất đáng quan tâm?

Trả lời: 

  • Văn bản Tượng đài vĩ đại nhất viết về sự hy sinh của những người con đất Việt vì độc lập dân tộc.
  • Vấn đó rất đáng quan tâm bởi nó được viết vào ngày 27-7 – ngày Thương binh liệt sỹ, ngày mà chúng ta thắp hương tưởng nhớ đến anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì độc lập dân tộc.

[Trả lời câu hỏi] Câu 2: Mục đích của văn bản này là gì? Hãy chỉ ra những lí lẽ và bằng chứng cụ thể được tác giả nêu trong văn bản để làm sáng tỏ mục đích đó.

Trả lời: 

  • Mục đích của văn bản là chỉ ra công lao ro lớn của những người đã ngã xuống vì độc lập dân tộc.
  • Lí lẽ và bằng chứng cụ thể:

- Lí lẽ 1: Trên dải đất hình chữ S này, mỗi ngọn núi, mỗi dòng sông, mỗi tấc đất đều thành sự tích, đều in hình bóng những anh hùng liệt sĩ xả thân vì dân tộc.

+ Bằng chứng 1: Xương máu anh hùng liệt sĩ hòa vào sông núi, vào đất đai, cây cỏ… người con ưu tú, qua bao thế hệ.

+ Bằng chứng 2: Trên mọi nẻo đường đất nước, từ Tây Bắc, Việt Bắc… pháo đài, cột mốc vững bền.

- Lí lẽ 2: Sự hi sinh, đóng góp công của, sức lực, trí tuệ vì non sông đất nước của người Việt Nam là vô bờ bến.

+ Bằng chứng: Chỉ tính qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân, đế quốc, giành độc lập dân tộc,… hàng triệu tâm tư…

- Lí lẽ 3: Cách hy sinh vì nghĩa lớn của người con đất Việt cũng thật đáng tự hào, luôn ngẩng cao đầu, hướng về phía trước.

+ Bằng chứng: Biết bao nhà yêu nước cách mạng ra pháp trường, biết đầu rơi, máu chảy vẫn lạc quan, tin vào ngày mai chiến thắng.

[Trả lời câu hỏi] Câu 3: Em hiểu "tượng đài vĩ đại nhất" mà tác giả muốn nói tới là gì? Vì sao đó lại là "tượng đài vĩ đại nhất"?

Trả lời: Đó là tượng đài của các anh hùng liệt sĩ. Vì nó là biểu tượng cho công lao, sự hy sinh cao cả của những người chiến sĩ vì độc lập dân tộc.

[Trả lời câu hỏi] Câu 4: Viết một đoạn văn (khoảng 6 - 8 dòng) giải thích vì sao thế hệ trẻ cần phát huy truyền thống "uống nước nhớ nguồn".

Trả lời: “Uống nước nhớ nguồn” là một truyền thống đạo lý lâu đời của dân tộc, là sự thể hiện sự biết ơn, trân trọng, thành kính của thế hệ sau đối với thể hệ đi trước. Hiểu một cách đơn giản nó có thể là sự hiếu thảo, kính trọng đối với ông bà, cha mẹ. Rộng hơn nó là sự biết ơn, kính trọng của thế hệ trẻ đối với các anh hùng liệt sĩ – những người có công trong việc giữ gìn độc lập dân tộc ngàn đời. Đây là một truyền thống đạo lí đúng đắn, thể hiện tính nhân văn sâu sắc. Vậy nên, thế hệ trẻ chúng ta phải biết kế thừa và phát huy truyền thống “uống nước nhớ nguồn”. 

Tìm kiếm google: Soạn ngữ văn 7 tập 2 sách Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất, Soạn siêu ngắn văn 7 bộ Cánh diều bài 8, Soạn siêu ngắn ngữ văn 7 Cánh diều siêu ngắn bài Thực hành đọc hiểu Tượng đài vĩ đại nhất

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 cánh diều siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net