Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Nêu được một số biểu hiện của quan tâm, giúp đỡ bạn bè;
- Thực hiện được lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè.
*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
* Năng lực riêng:
- Nhận ra được một số biểu hiện của sự quan tâm, giúp đỡ bạn; lựa chọn và thực hiện được những hành động và lời nói thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Đưa ra ý kiến và sắm vai để giải quyết tình huống thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Thực hiện được những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn.
- Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn; không đồng tình với thái độ, hành vi không quan tâm, giúp đỡ bạn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Khơi gợi cảm xúc, tạo không khí vui tươi cho HS. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS nghe bài hát Tình bạn. Hoạt động 2: Quan sát tranh và trả lời câu hỏi. Mục tiêu: Chuẩn bị tâm thế cho HS khám phá nội dung bài học. Cách tiến hành: GV cho cả lớp quan sát tranh và đặt câu hỏi: + Các bạn đã làm gì khi Thỏ bị ốm? + Nêu cảm nhận của em về việc làm của các bạn dành cho Thỏ. - GV gọi 1-2 HS trả lời - GV nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Tình bạn không chỉ dựa trên những lời nói, chia sẻ buồn vui mà còn dựa trên sự quan tâm, giúp đỡ, những hành động thiết thực. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. B. KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Lời nói, việc làm nào của các bạn trong tranh thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn? Mục tiêu: Giúp HS bước đầu tìm hiểu, phân biệt được những biểu hiện biết/ không biết quan tâm, giúp đỡ bạn. Cách tiến hành: - GV chia lớp thành các nhóm đôi và yêu cầu HS tìm hiểu, thảo luận nội dung tranh qua những dán dắt, gợi mở: + Các bạn trong tranh đã nói gì, làm gì? + Lời nói, việc làm đó cho thây bạn nào biết, bạn nào chưa biết quan tâm, giúp đỡ bạn? - GV tổ chức cho đại diện mỗi nhóm báo cáo kết quả thảo luận về một tranh. Sau khi mỗi nhóm báo cáo, các nhóm khác có thể nhận xét, bổ sung. - Gv nhận xét, rút ra kết luận: + Tranh 1: Bạn nam quên đem hộp màu; bạn nữ ngói cùng bàn vui vẻ cho bạn nam dùng chung hộp màu của mình. + Tranh 2: Bạn nam lỡ tay để thùng tưới rơi vào chân; bạn nam bên cạnh quan tâm hỏi thăm. + Tranh 3: Bạn nam sơ ý để sách vở trong cặp rơi tung toé xuống đất; bạn nam bẻn cạnh thờ ơ đứng nhìn. + Tranh 4: Giờ ra chơi, tháy Na mệt mỏi gục đầu xuống bàn. Cốm cảm tháy rắt lo lắng. - GV bổ sung: Ở tình huống 4, GV có thể đặt thêm câu hỏi để cả lớp cùng suy nghĩ, giúp cho việc phân tích tình huống được sâu sắc hơn: + Theo em, để giúp đỡ Na, Cốm sẽ làm gì tiếp theo? + Nếu gặp tình huổng này, em sẽ xử lí như thế nào? - HS trả lời, GV bổ sung thêm: Cốm có thể báo cáo thầy, cô giáo và đưa Na xuống phòng y tế để được theo dõi Hoạt động 2: Nêu thêm những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn Mục tiêu: Giúp HS biết hêm cách thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. Cách tiến hành: - GV nhắc lại những tình huống vừa khám phá ở trên và nhắc lại những việc làm, lời nói ở tranh 1,2,4 thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm: Hãy chỉ ra những việc làm, lời nói thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn mà các em đã gặp, đã biết và đã thực hiện. - GV đặt câu hỏi: Nêu một số việc làm cụ thể thể hiện được sự quý trọng thời gian? - GV theo dõi HS thảo luận và gọi đại diện các nhóm trả lời. - GV tổng kết hoạt động. C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Nhận xét về lời nói, việc làm của Tin Mục tiêu: HS không đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện không quan tâm, giúp đỡ bạn khi bạn gặp khó khăn. Cách tiến hành: - GV tổ chức lớp thành các nhóm 4 với những nhiệm vụ khác nhau: + Một số nhóm nhận xét về lời nói, việc làm của Tin. + Một số nhóm sắm vai Tin xử lí tình huống và giải thích lí do đưa ra cách xử lí đó. - GV hướng dẫn các nhóm thảo luận. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời. - GV tồ chức cho cả lớp trao đổi, thảo luận về những cách xử lí mà các nhóm vừa phát biểu; sơ kết và dẫn dắt sang hoạt động sau. Hoạt động 2: Nhận xét về lời nói, việc làm của Cốm Mục tiêu: HS đồng tình với lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tranh trong SGK và trả lời các câu hỏi: + Khi tặng quà và nói lời chúc mừng sinh nhật Na, có phải Cốm đã quan tâm đến Na không? + Quan tâm, giúp đỡ bạn có phải chỉ quan tâm khi bạn gặp khó khăn không? + Em đã tham gia tổ chức sinh nhật hoặc tặng quà sinh nhật cho bạn nào trong lớp chưa?
- GV gọi HS trả lời. - GV gọi HS nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Sắm vai Cốm xử lí tình huống Mục tiêu: Giúp HS luyện tập cách xử lí tình huống thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tình huống SGK. - GV có thể đặt những câu hỏi gợi mở như: + Thông thường, ngày đâu tiên ở một lớp học mới, em có tâm trạng thế nào? + Để thể hiện tình cảm, thái độ vui vẻ, cả lớp sẽ đón bạn như thế nào? + Là người được cô giáo xếp bạn mới ngồi cùng bàn, em sẽ làm gì để bạn cảm thấy được quan tâm ngay từ giây phút đầu vào lớp mới? - GV gọi HS trả lời. - GV có thể gọi 1 - 2 HS trong lớp nêu nhận xét, bổ sung thêm. Hoạt động 4: Sắm vai Bin xử lí tình huống. Mục tiêu: HS biết cách xử lí phù hợp với tình huống thể hiện sựquan tâm, giúp đỡ bạn.
Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS quan sát tình huống trong SGK. - GV tổ chức cho các nhóm 4 trao đổi, thảo luận về cách xử lí tình huống của Bin: 1 HS sắm vai Bin, 1 HS sắm vai Tin, 2 HS sắm vai HS lớp trên; khi Bin đưa ra cách xử lí, các bạn trong nhóm nhận xét, góp ý. - GV quan sát các nhóm thảo luận. - GV gọi đại diện các nhóm đưa ra cách xử lí. - GV tổng kết, chuẩn kiến thức.
D. VẬN DỤNG Hoạt động 1: Chia sẻ với các bạn về những việc em đã làm để quan tâm, giúp đỡ bạn Mục tiêu: HS cùng nhau chia sẻ, vận dụng những việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4: mỗi bạn trong nhóm chia sẻ về việc quan tâm, giúp đỡ bạn của mình. - GV chọn 1 - 2 chia sẻ. - GV gọi HS nhận xét, sơ kết hoạt động. Hoạt động 2: Tham gia làm Cây tình bạn của lớp Mục tiêu: Giúp HS ghi nhớ những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè. Cách tiến hành: - GV phát tờ giấy bìa A3 cho mỗi nhóm, trên tờ bìa vẽ sẵn cây xanh hoặc cho HS tự vẽ cây xanh. - GV cho HS thực hành, quan sát và hỗ trợ các nhóm. - GV tổng kết hoạt động.
Hoạt động củng cố, dặn dò Mục tiêu: Giúp HS ôn lại những kiến thức đã học, nhắc nhở HS thực hiện những lời nói, việc làm cụ thể thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn. Cách tiến hành: - GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học. - GV cho HS đọc bài thơ phần ghi nhớ. - GV kết luận, tổng kết bài học. |
- HS nghe và hát theo.
- HS quan sát tranh.
- HS trả lời câu hỏi
- HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân.
- HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới.
- HS làm việc nhóm
- HS suy nghĩ câu trả lời
- Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe GV nhận xét
- HS lắng nghe GV trình bày.
- HS lắng nghe
- HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời.
- HS nghe GV tổng kết hoạt động.
- HS thảo luận theo nhóm
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS trình bày trước lớp
- HS nghe GV chốt lại nội dung.
- HS quan sát tranh
- HS tiếp nhận câu hỏi
- HS suy nghĩ câu trả lời
- HS đứng dậy báo cáo kết quả trước lớp - HS nghe GV nhận xét.
- HS bắt cặp đôi với bạn bên cạnh, quan sát tranh - HS lắng nghe câu hỏi
- Đại diện cặp đôi trình bày kết quả. - HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân.
- HS hoạt động nhóm, sắm vai, xử lí tình huống.
- HS vẽ, cắt hình trái cây trên giấy thủ công, sau đó viết chữ có nội dung là những lời nói, việc làm thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ bạn bè trên trái cây đó. - HS dán những trái cây đã viết chữ lên cây xanh trên tờ bìa và có thể trang trí thêm.
- Các nhóm quan sát tranh để hình dung tình huống. - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV - Các nhóm đưa ra cách xử lí.
- Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét.
- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.
- HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV.
|
1. Với toán, Tiếng Việt
2. Với các môn còn lại:
3. Nếu đặt trọn bộ 5 môn chủ nhiệm gồm: Toán, tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, HĐTN thì:
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
=> Gửi đầy đủ giáo án ngay và luôn sau khi chuyển phí