Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
- Nêu được một số biểu hiện của chia sẻ yêu thương;
- Sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp đề giúp đỡ các bạn gặp khó khăn, có hoàn cảnh không may mân; các bạn ở vùng sâu, vùng xa, vùng bị thiệt hại vì thiên tai.
*Năng lực chung: Rèn năng lực phát triển bản thân, điều chỉnh hành vi
* Năng lực riêng:
- Biết lập kế hoạch và thực hiện được những việc làm thể hiện sựquan tâm, giúp đỡ những bạn HS có hoàn cảnh khó khăn.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
A. KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: Tạo cảm xúc vui tươi, kết nối với chủ đề bài học. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS nghe và hát cùng bài Bầu và bí. - GV nêu câu hỏi để HS trả lời: + Bài hát nhác đến câu ca dao nào? + Bài hát khuyên chúng ta điều gì? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét ý kiến của HS và dẫn dắt vào bài học. - GV nhận xét các câu trả lời của HS, dẫn dắt vào bài mới: Sự quan tâm, chăm sóc lẫn nhau giữa mọi người trong gia đình, bạn bè sẽ giúp lan tỏa tình yêu thương. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu. B. KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Nêu những khó khăn của các bạn trong tranh. Mục tiêu: HS nhận ra và nêu được khó khăn của các bạn trong tranh. Cách tiến hành: - GV tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4, quan sát tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 36 và thảo luận nhóm để thực hiện yêu cấu: Nêu những khó khàn của các bạn trong tranh. - GV mời HS báo cáo kết quả thảo luận, mỗi nhóm báo cáo một tranh. Sau mỗi lần có nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến. - GV nhận xét, chuẩn kiến thức + Tranh 1: Một bạn nữ đang nằm trong bệnh viện, đầu không còn tóc, có lẽ vì mắc bệnh hiểm nghèo. + Tranh 2: Hai chị em bạn nhỏ ở vùng lũ lụt, nhà cửa bị ngập nên phải ngổi trên nóc nhà. + Tranh 3: Một bạn nhỏ bị khuyết tật nên phải ngói xe lăn. + Tranh 4: Hai bạn nhỏ ở miền núi đang trên đường đến trường, trời rất lạnh nên các bạn phải co ro vì không có áo ấm mặc. Hoạt động 2: Nêu cảm nhận của em về hoàn cảnh của các bạn trong tranh. Mục tiêu: HS chia sẻ cảm nhận của mình về hoàn cảnh của các bạn khó khăn cùng độ tuổi. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận. - GV nhận xét, bổ sung. Hoạt động 3: Trả lời câu hỏi Em có thể làm gì để chia sẻ với các bạn gặp khó khăn? Mục tiêu: HS bước đầu biết đổng cảm và chia sẻ yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi: Em có thể làm gì để chia sẻ với các bạn gặp khó khăn? - GV gọi HS trả lời. - GV nhận xét và tổng kết cả 3 hoạt động trong phần Kiến tạo tri thức mới. - GV kết luận: Xung quanh chúng ta có rất nhiều bạn nhỏ đang gặp khó khăn. Có những bạn sống trong cành nghèo khó, có những bạn không may bị mắc bệnh hiểm nghèo, bị khuyết tật, có những bạn sống ở vùng thường xuyên bị thiên tai. Là những người may mắn hơn, chúng ta cấn biết chia sẻ yêu thương và giúp đỡ các bạn đề các bạn ấy có thể vượt qua được khó khăn. C. LUYỆN TẬP Hoạt động 1: Bày tỏ ý kiến Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào của các bạn trong tranh? Vì sao? Mục tiêu: HS đồng tình với việc giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn, không đồng tình với việc không giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cách tiến hành: -GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, dựa vào tranh trong SGK Đạo đức 2, trang 37 để tìm hiểu việc các bạn trong tranh đang làm với những bạn gặp khó khăn, từ đó nêu ý kiến đồng tình hay không đồng tình với những việc làm đó và giải thích vì sao. - GV theo dõi các nhóm thảo luận. - GV gọi đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận; GV ghi nhanh ý kiến của từng nhóm lên bảng. - GV nhận xét, bổ sung: + Đồng tình với việc làm của các bạn trong tranh 1,2,3 + Không đồng tình với việc làm của bạn trong tranh 4 vì: · Tranh 1: Các bạn nhỏ nuôi heo đất để giúp bạn vượt khó. Đây là việc làm rất có ý nghĩa để giúp các bạn có hoàn cảnh khó khăn có tiền mua quần áo, sách vở, đồ dùng cần thiết,... · Tranh 2: Các bạn đang quyên góp áo ấm tặng bạn. Đây cũng là một việc làm rất tốt vì giúp nhiểu bạn nhỏ ở những vùng khó khăn về mùa đông có thêm quần áo ấm để mặc. · Tranh 3: Một bạn nhỏ đang viết thư thăm hỏi các bạn ở vùng lũ. Đây là việc làm góp phần động viên tinh thần các bạn nhỏ, giúp các bạn khắc phục hậu quả thiên tai để có thể tiếp tục đến trường học tập,... · Tranh 4: Một bạn nhỏ đang chế giễu bạn bị khiếm thị. Đây là hành vi xấu vì có thể làm cho bạn mình bị tổn thương. - GV nhận xét, tổng kết hoạt động. Hoạt động 2: Kể thêm một số việc có thể làm để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn Mục tiêu: Giúp HS biết thêm cách giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn. Cách tiến hành: - GV yêu cầu HS: Kể thêm một số việc có thể làm để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh không may mắn. - GV biểu dương những HS tham gia những hoạt động chia sẻ với các bạn có hoàn cảnh không may mắn. - GV cho các nhóm báo cáo kết quả luyện tập. - GV nhận xét và sơ kết hoạt động. D. VẬN DỤNG Hoạt động 1: Liên hệ bản thân Mục tiêu: Giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng sử dụng thời gian hợp lí. Cách tiến hành: - GV nêu nhiệm vụ, HS chuẩn bị nội dung chia sẻ trong khoảng 1 phút. - GV đặt thêm câu hỏi: + Em đã làm việc đó khi nào? Ở đâu? Với ai? + Em nghĩ việc làm đó mang lại điều gì cho bạn có hoàn cảnh khó khăn? + Sau khi thực hiện việc làm đó, em cảm thấy như thế nào? - GV tổ chức cho HS chia sẻ ý kiến trước lớp. Hoạt động 2: Tham gia các hoạt động gây quỹ của trường, lớp để giúp bạn có hoàn cảnh khó khăn Mục tiêu: HS sẵn sàng tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng để giúp đỡ các bạn HS có hoàn cảnh khó khăn. Cách tiến hành: - GV phát động phong trào và động viên, khuyến khích HS tự nguyện, tự giác tham gia các hoạt động gây quỹ của trường, lớp như quyên góp sách vở, quần áo…. - GV cho HS quan sát một số hình ảnh từ thiện của trường đã thực hiện. Hoạt động củng cố, dặn dò Mục tiêu: HS ôn lại những kiến thức, kĩ năng đã học, liên hệ và điều chỉnh được việc làm của bản thân để chia sẻ yêu thương với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. Cách tiến hành: - GV nêu câu hỏi cho HS chia sẻ: + Vì sao cần chia sẻ yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khán? + Nêu điều mà em dự định sẽ làm sau bài học này để chia sẻ yêu thương với các bạn có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. - GV gọi HS chia sẻ. - GV tổ chức cho HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK Đạo đức 2, trang 37: Đôi bàn tay nhỏ bé Biết đồng cảm, yêu thương Biết sẻ chia, nhịn nhường Cho người cân giúp đỡ. -GV dặn dò HS: Luôn luôn quan tâm, chia sẻ với những khó khăn của người khác, đặc biệt là các bạn cùng lứa tuổi. - GV nhắc nhở các bạn trong lớp cùng quan tâm, chia sẻ yêu thương với những bạn có hoàn cảnh khó khăn. | - HS nghe và hát theo. - Một số nhóm kể lại tình huống - HS trả lời câu hỏi - HS trao đổi nhóm, nêu ý kiến cá nhân. - HS lắng nghe GV giới thiệu bài mới. - HS làm việc nhóm - HS suy nghĩ câu trả lời - Đại diện nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét. - HS lắng nghe GV trình bày. - HS lắng nghe - HS tiếp thu câu hỏi, tìm câu trả lời - HS nghe GV tổng kết hoạt động. - HS lắng nghe câu hỏi - HS suy nghĩ câu trả lời - HS trình bày trước lớp - HS nghe GV chốt lại nội dung. - HS bắt cặp đôi - HS tiếp nhận câu hỏi - HS suy nghĩ câu trả lời - HS đứng dậy báo cáo kết quả trước lớp - HS nghe GV nhận xét. - HS bắt cặp đôi với bạn bên cạnh, tìm ra lời khuyên. - Đại diện cặp đôi trình bày kết quả. - HS liên hệ, kể lại việc làm của bản thân. - HS lắng nghe câu hỏi gợi ý của GV. - Một nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét. - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV. - HS hoạt động nhóm, chia sẻ cho nhau việc làm của bản thân. - Các nhóm chọn một việc chia sẻ trước lớp. - HS nghe và trả lời câu hỏi - HS nghe nhận xét, tổng kết hoạt động của GV. - HS đọc thông tin - HS suy nghĩ đưa ra câu trả lời. - HS nghe GV kết luận. - HS nghe GV tổng kết. |
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác