Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Thiên trường vãn vọng
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Thiên trường vãn vọng
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Yêu thương, sự gắn bó với cảnh sắc quê hương với cuộc đời
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thể thơ Đường luật thất ngôn tứ tuyệt Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: + Trình bày hiểu biết của em về thơ Đường luật và thể thơ thất ngôn tứ tuyệt? - Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức.
Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV đặt câu hỏi yêu cầu HS chia 2 nhóm để trả lời câu hỏi:
+ Nhóm 1: Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Nhân Tông? + Nhóm 2: Cho biết hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Thiên trường vãn vọng? - HS thực hiện nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung: Ngày tháng sáng tác bài thơ không thấy ghi cụ thể nhưng chắc chắn bài thơ ra đời sau chiến thắng quân Mông – Nguyên lần thứ ba không lâu, vào giai đoạn cuộc sống yên lành của nhân dân đang được khôi phục ( tức là khoảng những năm 90 của Thế kỉ XIII). | I. Tìm hiểu chung 1. Thơ đường luật và thể thơ thất ngôn bát cú a. Khái niệm - Thơ đường luật Thơ đường luật hay còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật. Là một loại thơ làm theo luật thơ được đặt ra từ thời nhà Đường bao gồm có 3 loại: thơ bát cú (mỗi bài 8 câu), thơ tứ tuyệt ( mỗi bài 4 câu), thơ bài luật ( dạng kéo dài của thơ Đường luật). Trong đó điển hình nhất là thơ thất ngôn bát cú. + Ngôn ngữ thơ đường luật rất cô đọng, hàm súc. Bút pháp tả cảnh thiên về gợi và ngụ tình. Ý thơ gắn với mối liên hệ giữa tình và cảnh, tĩnh và động, thời gian và không gian, quá khứ và hiện tại, hữu hạn và vô hạn…. - Thơ thất ngôn tứ tuyệt + Về bố cục: Bài thơ gồm có 4 câu khai – thừa – chuyển – hợp. · Câu khai: khai mở ra ý bài thơ · Câu thừa: Câu thừa để mở rộng, triển khai, cụ thể hóa ý đã mở ra ở câu khai. · Câu chuyển: Để chuyển ý, có vai trò quan trọng trong bộc lộ ý thơ. · Câu hợp: Có quan hệ chặt chẽ với câu chuyển, cùng nhau tạo thành 1 cặp thể hiện rõ ý câu chuyển và thâu tóm toàn bộ ý tứ bài thơ. + Về niêm và luật bằng trắc: Bài thơ sắp xếp thanh bằng trắc trong từng câu và cả bài theo quy định chặt chẽ để tạo sự phong phú cho điệu thơ. · Về niêm: Luật của thể thơ này là “Nhất tam ngũ bất luận. nhị tứ lục phân minh” tức là tiếng 1,3,5 không bàn luận nhưng 2,4,6 sẽ bàn luận. + Về vần nhịp: Các câu 1,2,4 hoặc chỉ cần câu 2,4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối. Thơ tứ tuyệt có 2 thể luật trắc vần bằng và luật bằng vần bằng. 2.Đọc văn bản a. Tác giả - Tên: Trần Nhân Tông (1258 -1308) là vị Vua thứ ba của nhà Trần. - Ông là Vị hoàng đế anh minh đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng hai cuộc xâm lược của quân Nguyên và khôi phục nền kinh tế, văn hóa Đại Việt. - Trần Nhân Tông là vị thiền sư sáng lập dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử đồng thời là một tác giả có đóng góp quan trọng cho nền văn học dân tộc. b. Tác phẩm - Bài thơ Thiên trường vãn vọng được ông sáng tác trong một dịp về thăm quê. Các Vua đời Trần cho xây ở quê một hành cung gọi là Thiên Trường để thỉnh thoảng về nghỉ ngơi. Mỗi dịp về đó, các Vua thường có thơ lưu lại.
|
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Bức tranh làng quê bình dị Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau: + Cảnh vật làng quê hiện lên trong hai câu thơ đầu ra sao? Mối liên hệ giữa thời gian và hình ảnh như thế nào? + Bức tranh cuộc sống ở hai câu cuối thể hiện ra sao? + Bài thơ miêu tả cảnh vật và con người ở nhiều khoảng không gian, những không gian đó theo trình tự nào? - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức
.
Nhiệm vụ 2: Nỗi niềm của chủ thể trữ tình Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi: + Qua bức tranh thiên nhiên và cuộc sống được tái hiện trong bài thơ, tác giả đã bộc lộ cảm xúc tâm trạng gì? + Tác giả của bài thơ còn là một vị Vua. Điều đó gợi cho em suy nghĩ gì khi đọc bài thơ? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi Bước 3: báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trả lời, yêu cầu cả lớp nhận xét góp ý bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức è Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 3: Kết luận theo thể loại Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trình bày những đặc sắc về bố cục, niêm luật, vần nhịp đối... của bài thơ Thiên trường vãn vọng.
| I. Khám phá văn bản 1. Bức tranh làng quê bình dị a. Cảnh vật làng quê hiện lên trong hai câu thơ đầu - Cảnh vật làng quê ở hai câu thơ đầu được tái hiện trong buổi hoàng hôn + Khung cảnh đặc trưng của buổi chiều muộn nơi làng quê: trước thôn, sau thôn “mờ mờ như khói phủ”. “Khói” ở đây có thể là làn sương mỏng nhẹ buông xuống lúc hoàng hôn, cũng có thể là sương pha cùng khói lam chiều tỏa ra từ những mái rạ trong thôn. + Cảnh hoàng hôn mờ ảo, nơi thì nắng nhạt dần, nơi thì nắng đã tắt khiến cho bóng chiều bảng lảng “nửa như có, nửa như không”. Thời gian vô hình đã được “hữu hình hóa” qua sự biến đổi tinh tế của cảnh vật. b. Bức tranh cuộc sống ở hai câu cuối + Bức tranh hình ảnh làng quê hiện lên đầy thi vị. Hình ảnh trẻ chăn trâu thổi sáo “lùa trâu về hết” gợi thời gian của buổi hoàng hôn, không gian thanh tĩnh – khi mọi hoạt động dần lắng xuống, con người và loài vật đều tìm về nơi sum vầy và nghỉ ngơi. + Từng đôi cò trắng đậu xuống cánh đồng; hình ảnh gần gũi thân quen nơi những cánh đồng quê Bắc Bộ, gợi nhịp sống đời thường bình yên ấm áp. - Trình tự không gian trong bài thơ đó là không gian trải rộng, từ xa đến gần: Nhan đề của bài thơ “vãn vọng” (trông xa); hình ảnh “sau thôn, trước thôn” từ toàn cảnh đến cận cảnh. - Không gian trải dài: theo con đường “trẻ mục đồng lùa trâu về hết” - Không gian được nối từ cao xuống thấp: Theo những đôi cò trắng bay liệng, đậu xuống cánh đồng. II. Nỗi niềm của chủ thể trữ tình - Qua bức tranh làng quê được tái hiện nhà thơ thể hiện: + Tình yêu thương, thái độ trân trọng dành cho thiên nhiên, con người cũng như cuộc sống. + Bên cạnh đó tác giả còn thể hiện niềm vui, hạnh phúc trước vẻ đẹp thanh bình của cuộc sống đời thường. ð Trần Nhân Tông là một vị Vua người đã lãnh đạo quân dân nhà Trần chiến thắng 2 cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên. Bài thơ miêu tả không gian cuộc sống làng quê trong một buổi chiều tà vừa bình dị vừa gần gũi, bức tranh đó không lấy gì là xa hoa, tráng lệ mà là hơi thở của cuộc sống thôn quê. Đó là những hình ảnh rất thân quen gắn với con người như mục đồng, cò trắng…. Qua đó bộc lộc tình yêu quê hương, yêu nước, chan hòa với thiên nhiên của nhà thơ, Đặc biệt bài thơ được viết ngay sau khi dân tộc Đại Việt trải qua cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên không lâu. Khi đã trải qua tất cả những đau thương mất mát, hình ảnh bình dị đó càng tô đậm tấm lòng yêu nước, thương dân mãnh liệt của tác giả. III: Kết luận theo thể loại 1. Bố cục - Bài thơ tuân thủ đúng bố cục của thơ đường luật thất ngôn tứ tuyệt. Khai – thừa- chuyển – hợp. - |
-----------Còn tiếp----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác