Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 3 văn bản 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 kết nối bài văn bản 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  :  VĂN BẢN 2: TINH THẦN YÊU NƯỚC CỦA NHÂN DÂN TA

  1. MỤC TIÊU
    1. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS nắm được chủ đề, nội dung bao quát của VB, từ đó biết tự hào về truyền thống yêu nước của nhân dân ta qua các thời kì lịch sử, có ý thức trách nhiệm đối với cộng đồng, với đất nước.
  • HS nhận biết được một số yếu tố cơ bản của VB nghị luận: luận đề, các luận điểm (được thể hiện ở các đoạn văn cụ thể), cách sử dụng lí lẽ và bằng chứng để lập luận nhằm thuyết phục người đọc. Qua đọc VB HS cũng học tập được những kỹ năng cơ bản trong việc viết VB nghị luận bàn về một vấn đề xã hội.
  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

-   Yêu thương, trân trọng với những thế hệ anh hùng của dân tộc

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    1. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

2.Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
    1. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
  2. Nội dung: GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi Ai nhanh tay hơn?
  3. Sản phẩm: HS nêu được tên anh hùng xuất hiện trong các hình ảnh. 
  4. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp tham gia trò chơi Ai nhanh tay hơn?

- GV phổ biến luật chơi: GV lần lượt chiếu hình ảnh của 7 vị anh hùng dân tộc tiêu biểu khác nhau trên màn hình chiếu. HS sẽ quan sát và nêu tên của nhân vật lịch sử đó. HS nào giơ tay trả lời nhanh và chính xác nhất cho mỗi lượt chiếu sẽ được tuyên dương và cộng điểm. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hào hứng, tích cực tham gia trò chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS giơ tay nêu tên nhân vật lịch sử có trong các hình ảnh:

+ Hình 1: Ngô Quyền            

+ Hình 2: Vua Hùng

+ Hình 3: Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn)

+ Hình 4: Hai Bà Trưng

+ Hình 5: Nguyễn Huệ - Quang Trung

+ Hình 6: Trần Quốc Tuấn Hưng Đạo Vương

+ Hình 7:Hồ Chí Minh

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, khen ngợi tinh thần tham gia trò chơi của cả lớp. 

- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Những hình nh mà các em vừa nêu tên chính là những vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc đã có công lao rất to lớn trong cuộc chiến đấu và lao động gian khổ để giữ gìn, bảo vệ và dựng xây đất nước có được như ngày hôm nay. Hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài văn nghị luận về lòng yêu nước của nhân dân ta của chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại mang tên Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  3. Sản phẩm học tập: : Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

                 DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu đặc điểm của VB nghị luận xã hội

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Đọc phần Kiến thức ngữ văn trong SGK để khơi gợi lại những điều các em đã học về văn bản nghị luận xã hội.

- GV hướng dẫn HS đọc và lưu ý một số điều khi đọc văn bản nghị luận xã hội:

+ VB viết về vấn đề gì của đời sống xã hội? Nhan đề của VB có liên quan đến vấn đề ấy như thế nào?

+ Mục đích của VB là gì?

+ Các ý kiến, lí lẽ và bằng chứng phục vụ cho mục đích của VB như thế nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe và ghi lại những điều cần ghi nhớ về văn bản nghị luận xã hội.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS trình bày kết quả trước lớp.

- GV gọi HS khác nhận xét và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV nhấn mạnh: Để khẳng định lòng yêu nước của nhân dân ta là một truyền thống lâu đời và quý báu của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã triển khai nội dung văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta bằng các lí lẽ và dẫn chứng cụ thể từ các cuộc đấu tranh chống ngoại xâm trước đây đến cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp với những biểu hiện yêu nước ở mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nhân dân, miền núi cũng như miền xuôi, nông thôn cũng như thành thị. Điều đó đã thuyết phục được người đọc, người nghe một cách thấm thía, sâu sắc. Chúng ta hãy cùng đi tìm hiểu chi tiết về văn bản nhé!

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV kiểm tra việc đọc ở nhà của HS bằng cách yêu cầu HS tóm tắt văn bản, nêu một số thông tin chưa có trong bài.

- Tiếp theo, GV đọc lại một vài đoạn và lưu ý HS quan sát, suy nghĩ các câu hỏi ở cột bên phải và cùng HS tìm hiểu các từ ngữ khó trong VB (nếu có).

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp:

+ Tìm hiểu thêm các tư liệu về chủ tịch Hồ Chí Minh và giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954) của nhân dân để hiểu hơn hoàn cảnh ra đời, mục đích và ý nghĩa của VB.

+ Phân chia và xác định nội dung chính của từng phần trong VB.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản và tìm hiểu thông tin về tác giả, tác phẩm.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài chia sẻ phần chuẩn bị của mình trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV bổ sung kiến thức, giới thiệu về tác giả Hồ Chí Minh.

+ Hồ Chí Minh (1890 – 1969) là người chiến sĩ cách mạng, anh hùng dân tộc, vĩ lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, là nhà văn, nhà thơ lớn của Việt Nam và là danh nhân văn hóa thế giới.

+ Văn chính luận chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong sự nghiệp văn thơ của Người.  

- GV lưu ý HS về bối cảnh ra đời của VB:

Giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ (1951), Chủ tịch Hồ Chí Minh viết văn bản này nhằm biểu dương tinh thần yêu nước, động viên các tầng lớp nhân dân.

I. Đọc và tìm hiểu chung

1. Đặc điểm của văn bản nghị luận xã hội

- Viết ra nhằm thuyết phục người đọc, người nghe về một tư tưởng, quan điểm nào đó, hướng tới giải quyết những vấn đề có ý nghĩa xã hôi trong đời sống.

- Cấu trúc: nêu ý kiến (quan điểm), phát triển ý kiến và làm sáng tỏ lí lẽ và các bằng chứng cụ thể è Thuyết phục người đọc, người nghe.



 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Tìm hiểu chung

a) Tác giả

Tên đầy đủ: Hồ Chí Minh.

Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An.

Năm sinh – năm mất: 1890 – 1969. 

Thể loại sáng tác: Văn chính luận, thơ ca.

Tác phẩm tiêu biểu: Ngục trung nhật kí, Đường kách mệnh, Bn án chế độ thực dân Pháp,…

 

b) Tác phẩm

Xuất xứ: Trích trong Báo cáo Chính trị của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Đại hội lần thứ II, tháng 2 năm 1951 của Đảng Lao động Việt Nam họp tại Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp.

- Bố cục:

+ Phần (1) – Mở bài: Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu ý kiến khái quát, khắng định dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước và nêu lên giá trị to lớn của lòng yêu nước ấy.

+ Phần (2) – Thân bài: Người phát triển ý kiến nêu ở mở bài bằng cách chứng minh, làm sáng tỏ qua các lí lẽ và dẫn chứng (chủ yếu là lấy dẫn chứng thực tế trong lịch sử dân tộc).

+ Phần (3) – Kết bài: Người nêu lên giá trị của lòng yêu nước và trách nhiệm của mỗi người dân.    

 

 

 

Hoạt động 3: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm của văn bản nghị luận: mục đích và nội dung chính; ý kiến, lí lẽ, bằng chứng và mối quan hệ của chúng qua đọc hiểu VB Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  2. Nội dung: GV linh hoạt hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi, thực hiện các nhiệm vụ trong SGK để tìm hiểu văn bản.
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến bài học Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu mục đích của VB

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS tìm hiểu và trao đổi về câu hỏi: + Văn bản viết về vn đề gì?

+ Mục đích của văn bản này là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận để xác định mục đích của VB.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trả lời câu hỏi trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức è Ghi lên bảng.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu nội dung phần mở bài

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS phần 1 của VB và trả lời câu hỏi:

+ Câu văn nào ở phần (1) khái quát được nội dung vấn đề nghị luận trong VB?

+ Vì sao phần (1) là phần mở bài?

 

- Sau đó, GV yêu cầu HS: Chỉ ra những nhận định chung về tinh thần yêu nước của nhân dân ta được Bác Hồ miêu tả.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.  

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV yêu cầu HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng

Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu nội dung phần thân bài

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc phần 2 của VB, thảo luận theo cặp đôi để hoàn thành các nhiệm vụ:

+ Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử ở phần (2) có tác dụng gì?

+ Các dẫn chứng trong phần (2) được sắp xếp theo trình tự nào?

+ Mô hình liệt kê theo mẫu câu: “Từ...đến...” đã giúp tác giả thể hiện được điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực trao đổi, thảo luận cặp đôi để hoàn thành các nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện nhóm HS trình bày kết quả trước lớp, nhóm HS khác lắng nghe và bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức è Ghi lên bảng

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu nội dung phần kết bài

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc và nêu nội dung chính của phần 3. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc và suy nghĩ trả lời câu hỏi. 

 

II. Khám phá văn bản

1. Mục đích của văn bản

- Văn bản viết về vấn đề bàn về lòng yêu nước, được thể hiện ngay trong nhan đề của VB: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

-  Mục đích của VB rất sáng rõ: Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu lên và làm sáng tỏ ý kiến của mình về một vấn đề xã hội: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

 

2. Nội dung của văn bản

2.1. Phần mở bài – đặt vấn đề

- Câu văn khái quát nội dung vấn đề nghị luận: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước  è Đây chính là ý kiến, quan điểm, nội dung trọng tâm mà bài nghị luận sẽ làm sáng tỏ.

- Phần mở bài đã nêu lên nhận định chung về lòng yêu nước:

+ Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, chân thành và luôn sục sôi.

+ Tinh thần yêu nước ấy kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn... nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước.

è Gợi sức mạnh và khí thế mạnh mẽ của lòng yêu nước.

2.3. Phần thân bài – giải quyết vấn đề

- Việc liệt kê tên các nhân vật lịch sử có tác dụng chứng minh cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta trong quá khứ.

- Các dẫn chứng trong phần (2) được sắp xếp theo:

+ trình tự thời gian: từ xưa đến nay.

+ lứa tuổi: từ cụ già đến các cháu nhi đồng, từ những phụ nữ đến các bà mẹ,...

+ vùng miền: từ miền ngược đến miền xuôi, từ đồng bào trong nước đến kiu bào nước ngoài, từ tiền tuyếđến hậu phương,...

è Mô hình liệt kê theo mẫu “Từ...đến...”  đã giúp tác giả thể hiện được sự đầy đủ, toàn diện, rộng khắp,... về các biểu hiện cho tình yêu nước của nhân dân ta

 

------------Còn tiếp------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 3 văn bản 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới KNTT bài văn bản 2: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, giáo án ngữ văn 8 kết nối

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay