Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
- Nội dung thảo luận cần tập trung vào một vấn đề đã được lớp/ nhóm lựa chọn. Vấn đề thảo luận phải đúng trọng tâm: ý thức trách nhiệm với cộng đồng của HS.
- Việc thảo luận cần hướng tới các yêu cầu chính: để hiểu đúng, hiểu sâu về một vấn đề nào đó của đời sống, rèn luyện, nâng cao kĩ năng nói, kỹ năng tương tác, ý thức trách nhiệm của cá nhân đối với cộng đồng từ đó có phương hướng để hành động đúng.
- Các thành viên tham gia thảo luận cần nắm được nội dung chính mà nhóm đã thảo luận và trình bày lại được nội dung đó.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực trình bày.
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, đưa ra ý kiến của về vấn đề
- Năng lực tiếp thu tri thức, kĩ năng của kiểu bài để hoàn thành các yêu cầu của bài tập.
- Biết lắng nghe, thể hiện sự tôn trọng và biết cách tương tác nhóm
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài nói trình bày về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, hoàn thành bài tập để trình bày trước lớp.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi các HS đã chia sẻ.
- GV dẫn vào bài: Trước những vấn đề của cuộc sống không phải mọi người đều nhận thức giống nhau. Do vậy chúng ta cần biết tổ chức thảo luận, Việc thảo luận đòi hỏi chúng ta phải nắm được nội dung chính mà nhóm đã trao đổi, trình bày lại các nội dung đó thể hiện sâu hơn về vấn đề và nâng cao kỹ năng nói. Cũng qua thảo luận ta sẽ hiểu rõ hơn trách nhiệm đối với cộng đồng, đất nước từ đó biết hành động một cách đúng đắn. Và buổi học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về bài Nói và nghe thảo luận về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
Hoạt động 1: Chuẩn bị bài nói
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc SGK và nêu yêu cầu về nói về trình bày bài ý kiến về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh) - GV dành khoảng 5 phút cho HS tự soát lại nội dung bài nói đã chuẩn bị ở nhà (dựa trên hướng dẫn của SHS và những nhiệm vụ được GV giao thực hiện trước đó). - GV hướng dẫn: + Lựa chọn đề tài • Chọn một vấn đề đời sống phù hợp với lứa tuổi: Ví dụ như vấn đề trật tự an toàn giao thông, giữ gìn tiếng nói của dân tộc...... + Tìm ý và sắp xếp ý • Để tránh nói chung chung hoặc lan man, bạn cần phải đặt tên cho bài nói (tên bài thề hiện rõ điều muốn nói, cả về nội dung và định hướng). Việc xác định ý và sắp xếp ý cũng được thực hiện theo quy trình giống như ở hoạt động Viết trước đó. + Giới thiệu chung về vấn đề xã hội em muốn trình bày ( trật tự an toàn giao thông, việc giữ gìn tiếng nói dân tộc….) • Em cần làm gì để cải thiện thực trạng đó..... - GV yêu cầu HS các nhóm luyện tập. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu • Em sẽ trình bày ý kiến về về một vấn đề trong đời sống phù hợp với lứa tuổi ( ý thức trách nhiệm với cộng đồng của học sinh)
2. Chuẩn bị bài nói - Lựa chọn đề tài
- Tìm ý và sắp xếp ý
- Xác định từ ngữ then chốt |
----------Còn tiếp----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác