Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: …./…./…
Ngày dạy: …/…/…
- HS nhận biết được nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập các thông tin liên quan đến bài thực hành
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập sắc thái nghĩa của từ và lựa chọn từ ngữ
- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn
- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
sắc thái phù hợp trong nói và viết
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Vì sao trong nói (viết), cần lựa chọn các từ ngữ có sắc thái phù hợp? Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần phải làm gì?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời
Lựa chon từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản giúp diễn đạt chính xác và hiệu quả điều mà người nói (viết) muốn thể hiện. Để lựa chọn từ ngữ phù hợp với việc thể hiện nghĩa của văn bản, người viết hoặc nói cần:
- Xác định nội dung cần diễn đạt
- Huy động các từ ngữ đồng nghĩa, gần nghĩa, từ đó lựa chọn những từ có chức năng diễn đạt chính xác nhất nội dung muốn thể hiện.
- Chú ý kết hợp hài hoà giữa từ ngữ được lựa chọn với những từ ngữ được sử dụng trước và sau nó trong cùng một câu (đoạn) văn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn
Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau: + Có những sắc thái nghĩa cơ bản nào? + Có những lưu ý khi trong việc lựa chọn, sử dụng từ Hán Việt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe câu hỏi, trả lời Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.
| I. Ôn lại kiến thức 1. Các sắc thái nghĩa cơ bản Có những sắc thái nghĩa cơ bản như: trang trọng- thân mật- suồng sã, tích cực- tiêu cực, tốt nghĩa- xấu nghĩa, … Trong giao tiếp, cần chú ý sử dụng các sắc thái nghĩa phù hợp để phát huy được hiệu quả biểu đạt 2. Lưu ý trong việc lựa chọn từ ngữ (ở đây là từ Hán Việt) - So với những từ thuần Việt có nghĩa tương đồng, nhóm từ ngữ Hán Việt thường gợi ấn tượng về sự cổ kính, trang trọng + Sắc thái cổ kính, ví dụ: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp (Huy Cận, Tràng giang). Nếu thay tràng giang bằng sông dài thì câu thơ của Huy Cận sẽ mất đi sắc thái này + Sắc thái trang trọng, ví dụ: Hôm nay, phu nhân Thủ tướng đến thăm các cháu ở nhà trẻ Hoa hồng. Cách dùng từ phu nhân (thay vì dùng từ vợ) phù hợp với vị thế của người được nói đến |
-------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác