Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
(Trần Thị Hoa Lê)
- Nhận biết và củng cố được một số giọng điệu phong phú của tiếng cười trào phúng, một số biện pháp nghệ thuật được các nhà thơ sử dụng để làm bật ra tiếng cười
- HS liên hệ được nội dung văn bản với những vấn đề của xã hội đương đại; có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Một số tiếng cười trong thơ trào phúng
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Một số tiếng cười trong thơ trào phúng
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi gợi mở: Hãy nêu một số hiểu biết của em về tiếng cười trong thơ trào phúng trong các văn bản văn học. (Gợi ý: Em hiểu thế nào là tiếng cười trong thơ trào phúng? Theo em, tiếng cười trong thơ trào phúng có đặc điểm như thế nào?...)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe yêu cầu của GV,
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS nêu những hiểu biết của mình về tiếng cười trong thơ trào phúng trong các tác phẩm đã học
Tiếng cười trào phúng trong văn học là những tiếng cười dùng để châm biếm, đả kích thói hư tật xấu trong xã hội qua đó thể hiện thái độ của người viết là chê bai, phê phán hay răn bảo mang ý nghĩa giáo dục. Tiếng cười trào phúng thường được thể hiện qua ngôn ngữ và giọng điệu
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét phần trình bày của HS
- GV dẫn dắt vào bài: Các em thân mến, chúng ta đã tìm hiểu hai văn bản và qua đó đã nắm được một số nét đặc sắc của thơ trào phúng nói riêng và tiếng cười trong thơ trào phúng nói chung. Văn bản mà chúng ta tìm hiểu ngày hôm nay sẽ cung cấp thông tin về những giọng điệu khác nhau của tiếng cười trào phúng trong thơ, cung cấp thêm một số tác phẩm thơ trào phúng đồng thời giúp các em cảm nhận được rõ các nét cung bậc sắc thái đa dạng của tiếng cười trào phúng, hiểu rõ hơn ý nghĩa, giá trị tốt đẹp mà tiếng cười ấy đem lại cho cuộc đời. Chúng ta vào bài học mới: Văn bản 3: Một số tiếng cười trong thơ trào phúng
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS
| DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà: - Hãy trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Thị Hoa Lê? - Trình bày hiểu biết của em về tác phẩm? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị trình bày trước lớp. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: HS dựa vào SHS, tóm tắt về nêu vài nét cơ bản về tác giả, tác phẩm. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV bổ sung | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Trần Thị Hoa Lê sinh năm 1968 tại Ninh Bình, là giảng viên đại học, nhà nghiên cứu văn học - Các công trình nghiên cứu chính: Giáo trình văn học trung đại Việt nam tập 2 (2015, viết chung), Văn học trào phúng Việt Nam thời trung đại (2017), … 2. Tác phẩm - Tác phẩm được trích trong Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 9/2022 |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Phân tích bài thơ Một số tiếng cười trong thơ trào phúng Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Một số tiếng cười trong thơ trào phúng Câu 1: Văn bản đã nêu những đối tượng cụ thể nào mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới? Câu 2: Văn bản đề cập đến những giọng điệu nào của tiếng cười trong thơ trào phúng? Hãy chỉ rõ dấu hiệu để nhận biết từng giọng điệu Câu 3: Trình bày cách hiểu của em về nhận định: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”. Câu 4: Vận dụng tri thức từ văn bản Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng, em hãy cho biết: Hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân sử dụng những giọng điệu nào của tiếng cười trào phúng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Các nhóm thảo luận để trả lời. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, chốt kiến thức.
| Câu 1: – Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống. – Văn bản đã nêu những đối tượng giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng là hài hước, mỉa mai – châm biếm, đả kích… Câu 2: – Một số giọng điệu ở thơ trào phúng được đề cập trong văn bản là: hài hước, mỉa mai– châm biếm, đả kích. – Dấu hiệu nhận biết từng giọng điệu: + Hài hước là cách đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc.
|
-------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác