Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../...
..................................................
Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:
Số tiết : 12 tiết
MỤC TIÊU CHUNG BÀI 5
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
(Trích, Mô-li-e)
- HS nhận biết và phân tích được xung đột, hành động kịch, nhân vật, lời thoại, thủ pháp trào phúng trong hài kịch. Trích đoạn kịch này biểu hiện sự xung đột giữa ý muốn học đòi làm quý tộc và sự hiểu biết, ngớ ngẩn đến mức trở thành trò cười của một nhà buôn. Từ các hành động đó, tính cách của nhân vật được bộc lộ một cách rõ nét
- HS nhận biết được chủ đề, thông điệp của văn bản: Đạon trích nói riêng, Trưởng giả học làm sang nói chung làm nổi bật sự kì cục, lố lăng của một trưởng giả học đòi làm quý tộc. Qua sụ chế giễu thói hám danh của ông Giuốc- đanh trong các lớp kịch này, tác giả khiến cho khán giả có những tiếng cười sảng khoái. Nhìn tổng quát toàn bộ vở kịch còn thấy sự công kích của tác giả đối với thói hình thức, sự dối trá, lừa lọc của một số người trong giới quý tộc
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Trưởng giả học làm sang
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Trưởng giả học làm sang
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ những cảm nhận của em về một diễn viên hài hoặc bộ phim, tiểu phẩm, chương trình hài mà em yêu thích
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thực hiện nhiệm vụ theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy chia sẻ suy nghĩ của mình
* Tham khảo
- Một trong những diễn viên hài mà em thích nhất là bác Công Lý. Em được biết đến bác Công Lý qua vai diễn Bắc Đẩu trong chương trình Gặp nhau cuối năm của VTV. Ngay từ lần đầu tiên, em đã hết sức ấn tượng với nét diễn tự nhiên và duyên dáng của bác. Suốt bao năm làm nghề, ngoài phim hài, nghệ sĩ Công Lý cũng tham gia đóng nhiều bộ phim chính kịch hay và nổi tiếng. Lúc nào bác cũng tận tâm với nghề, nói không với các scandal. Chính vì vậy, em luôn yêu quý và ngưỡng mộ bác…
- Chương trình hài mà em yêu thích là “Hội ngộ danh hài” và “Ơn giời cậu đây rồi!”. Đây là các chương trình đem lại sự giải trí, tiếng cười và niềm vui cho khán giả trên khắp cả nước vậy nên em cảm thấy rất vui vẻ và thoải mái khi xem nó vào những ngày cuối tuần…
-…
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá
- GV dẫn dắt vào bài: Các em thân mến, trong xã hội nhiều khi có những kẻ học đòi khiến cho mình trở nên lố bịch trơ trẽn. Bất bình trước thói học đòi của một số kẻ thích làm sang theo lối thượng lưu nhưng thiếu hiểu biết đã gây cười cho thiên hạ, nhà viết kịch Mô-li-e đã thể hiện điều đó qua nhân vật ông Giuốc - đanh mà chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay. Chúng ta bước vào bài mới: Bài 5, Văn bản 1: Trưởng giả học làm sang của tác giả Mô-li-e
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà và trả lời các câu hỏi sau: - Trình bày hiểu biết của em về tác giả Mô-li-e? - Em hãy trình bày xuất xứ và nội dung chính của vở kịch - Văn bản được chia thành mấy phần và đó là những phần nào? Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về khái niệm, đặc điểm của hài kịch Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà: - Hãy trình bày khái niệm về hài kịch - Hài kịch có những đặc điểm gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Tác giả - Mô-li-e (1622-1673), người Pháp, là một trong những nhà viết hài kịch lớn nhất thế giới - Hài kịch Mô-li-e là tiếng cười khoẻ khoắn, yêu đời, vui nhộn mà sâu sắc, thâm trầm. Mỗi nhân vật chính trong hài kịch Mô-li-e là hiện thân của một tính cách nhất định: đạo đức giả, hà tiện, thông thái rởm, học đòi, … - Một số vở hài kịch tiêu biểu của Mô-li-e: Tác-tuýp (1664), Lão hà tiện (1668), Trưởng giả học làm sang (1670), … 2. Tác phẩm - Xuất xứ: Trích trong vở kịch năm hồi: “Trưởng giả học làm sang” (1670). Đoạn trích là lớp kịch kết thúc hồi II. - Nội dung chính: Vở kịch phê phán thói học đòi, rởm đời của những người giàu có nhưng thiếu hiểu biết, ham danh vọng hão huyền đến mức loá mắt, không phân biệt được thật- giả, tốt- xấu, trở thành kẻ lố bịch và ngu ngốc, thậm chí bị lợi dụng, cợt nhạo mà vẫn không hết ảo tưởng, mù quáng - Văn bản được chia ra làm 2 phần: + Hồi thứ hai, lớp V: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục + Hồi thứ ba, lớp I, II: Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh với những tên hầu và Ni-côn 3. Hài kịch - Hài kịch là một thể loại của kịch, hướng vào sự cười nhạo cái xấu xa, lố bịch, lạc hậu, … đối lập với các chuẩn mực về cái đẹp, tiến bộ - Trong hài kịch có nhiều hình thức xung đột nhưng phổ biến nhất vẫn là sự không tương xứng giữa cái bên trong với cái bên ngoài. - Nhân vật chính trong hài kịch là những kiểu người có tính cách tiêu biểu cho các thói xấu đang phê phán: hà tiện, tham lam, kiêu căng, khoe mẽ, … - Lời đối thoại của hài kịch mang đậm tính khẩu ngữ, cấu trúc đối thoại dựa trên những nội dung đối nghịch - Hài kịch thường sử dụng các thủ pháp trào phúng như: tạo tình huống kịch tính, cải trang; dùng điệu bộ gây cười; dùng thủ pháp phóng đại, … |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 3 nhóm để trả lời các câu hỏi sau: * Phần a – Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may là chuyện gì? Lời nói, thái độ của ông Giuốc-đanh và bác phó may trong cuộc đối thoại này được thể hiện ra sao? – Trong cuộc đối thoại này, tính cách ông Giuốc-đanh thể hiện như thế nào và đã bị lợi dụng ra sao? – Qua cuộc đối thoại đó, em thấy ông Giuốc-đanh và phó may là những người như thế nào? * Phần b - Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và đám thợ bạn xoay quanh công việc gì? - Tại sao đám thợ bạn lại gọi ông Giuốc-đanh là “ông lớn, cụ lớn, đức ông, Người”? Thực chất của cách gọi này là gì và đứng trước những cách gọi đó, ông Giuốc-đanh có thái độ như thế nào? - Thông qua đây, em hiểu ông Giuốc-đanh là người như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
| II. Tìm hiểu chi tiết 1. Ông Giuốc-đanh mặc lễ phục a. Ông Giuốc-đanh và bác phó may - Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và bác phó may là về vấn đề trang phục. Trong cuộc đối thoại này, ông Giuốc-đanh sắp phát khùng lên vì: Đôi bít tất lụa quá chật dễ rách, đôi giày khiến ông ta đau chân ghê gớm và hơn cả là bộ lễ phục mang đến quá muộn. - Lời nói, thái độ của ông Giuốc-đanh và bác phó may trong cuộc đối thoại này được thể hiện như sau: + Khi than phiền vì đôi bít tất lụa quá chật khiến nó bị đứt mất hai mắt thì bác phó may chống chế rằng: Rồi nó dãn ra thì lại rộng quá ấy chứ. + Khi than phiền về đôi giày chật làm đau chân ghê gớm thì bác phó may khăng khăng nói rằng giày chật là do ông Giuốc-đanh tưởng tượng ra mà thôi. + Khi phát hiện chiếc áo bị ngược hoa thì phó may chống chế bằng cách bịa ra rằng những người quý phái đều mặc như thế này cả. Nghe thấy thế ông Giuốc-đanh ưng thuận ngay và còn khen: Thế thì bộ áo này may được đấy. + Khi phát hiện phó may ăn bớt vải để may cho mình chiếc áo thì phó may nói lảng sang chuyện khác rằng: mời ngài mặc thử bộ lễ phục. Thực tế phó may đã may cho ông Giuốc-đanh bộ lễ phục bị ngược hoa, bít tất và giày đề bị chật, thậm chí còn ăn bớt vải để may áo cho mình. Ông Giuốc-đanh phát hiện ra nhưng khi nghe lời chống chế, bịa đặt của phó may là ưng thuận, đồng tình ngay và còn đắc ý khi tưởng rằng mình có bộ lễ phục đúng mốt => Ông Giuốc-đanh học đòi làm sang nhưng ngu dốt, bị lợi dụng trong khi đó, phó may lại là người khôn khéo lợi dụng thói học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh để kiếm chác. b. Ông Giuốc-đanh và đám thợ bạn - Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh và đám thợ bạn xoay quanh vấn đề: đám thơ bạn nịnh bợ để ông Giuốc-đanh liên tục thưởng tiền cho họ và họ đã thành công - Đám thợ bạn gọi ông Giuốc-đanh với những từ ngữ như vậy họ thấy ông Giuốc-đanh thích được ca ngợi, tâng bốc; càng tung hô ông ta thì lại càng được thưởng thêm nhiều tiền. Thực chất, đám thợ bạn gọi ông ta như vậy vì mục đích muốn moi tiền. Đứng trước những lời tung hô như vậy, ông Giuốc-đanh cực kì sung sướng, hãnh diện và ra vẻ tự hào - Điều này cho thấy ông Giuốc-đanh sẵn sàng cho hết cả túi tiền để được nghe người khác tung hô hão huyền. Ta thấy ông ta thật đáng cười khi thấy ông ta vung tay không tiếc tiền vì những điều không có thật, những điều không đáng 2. Cuộc đối thoại giữa ông Giuốc-đanh với những tên hầu và Ni-côn - Ông Giuốc-đanh muốn những tên hầu đi theo mình để ra oai với thiên hạ - Phản ứng của Ni-côn cho thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất tức cười. Đến một người hầu như Ni-côn còn nhận ra sự lố lăng của nó mà ông Giuốc-đanh lại không hề tự biết được -> Cho thấy sự thấp kém về thẩm mĩ và sự thiếu hiểu biết của nhân vật - Nếu em là Ni-côn, em thấy bộ trang phục của ông Giuốc-đanh rất đáng cười do kệch cỡm, lố bịch
|
---------Còn tiếp---------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác