Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn: .../.../...
Ngày dạy: .../.../....
(Lợn cưới, áo mới; Treo biển; Nói dóc gặp nhau)
- HS nhận biết được một số yếu tố cơ bản của truyện cười như cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, ngôn ngữ
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Chùm truyện cười dân gian Việt Nam
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.
- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
- Có ý thức phê phán cái xấu, tiêu cực và hướng tới những điều tốt đẹp trong suy nghĩ và hành động
- Giáo án
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, em hãy nêu tên những truyện cười dân gian mà em biết. Chọn kể một truyện cười mà em cho là thú vị
- Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức cá nhân
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trình bày:
* Gợi ý trả lời
+ Một số truyện cười dân gian đó là: Kẻ ngốc nhà giàu, Ba trọc, …
+ HS có thể chọn một truyện cười để kể như truyện Kẻ ngốc nhà giàu
“Gia đình phú ông có một người con trai, tuy đã lớn nhưng đầu óc chậm chạp, lại thường xuyên tiêu tiền hoang phí. Vì muốn con mình nên người, phú ông liền nói:
“Con có lớn mà không có khôn, thậm chí còn chẳng phân biệt được hạt kê và hạt lúa. Ta muốn để con ra ngoài học hỏi thì mới mong có ngày khá được”.
Người con trai nghe vậy cũng đồng ý. Sau khi rời nhà, anh gặp một người thợ đang tạc hai con sư tử đá.
Nhìn dáng vẻ của hai bức tượng, cậu con trai thích chí vô cùng, ngỏ ý muốn mua. Người thợ kia cũng biết cậu ngốc nghếch, bèn cố tình hét giá:
“Con sư tử nhỏ giá 3000 lạng vàng, con sư tử lớn thì 5000 lạng”.
Cậu con trai thản nhiên gật đầu, yêu cầu người đó đem tượng đến nhà mình, người kia liền mang theo bức tượng sư tử nhỏ về trước. Khi về tới nhà, cậu vội vàng khoe với cha rằng mình mua được đồ tốt.
Tới khi nhìn thấy tượng con sư tử đá bình thường mà bị hét giá lên tới mấy ngàn lượng vàng, người cha không khỏi than trời mà nói:
“Con bỏ ra số tiền lớn như vậy để mua thứ đồ vô dụng này, thật đúng là đứa con phá gia chi tử. Chẳng trách vì sao mọi người thường bảo ta thế nào cũng gặp báo ứng”.
Cậu con trai nghe xong lập tức vỗ tay cười lớn:
“Con nói cha nghe, đây mới chỉ là báo ứng nhỏ thôi, còn một báo ứng lớn đang chờ phía sau kia kìa”.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét đánh giá về bài trình bày của HS
Hoạt động 1: Đọc văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Tìm hiểu về thể loại Truyện cười Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà để trả lời các câu hỏi sau: - Em hãy trình bày những hiểu biết của em về truyện cười (khái niệm, đặc điểm, …) Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ Các nhóm thảo luận để tìm ra những đặc điểm của tác phẩm Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập - GV mời đại diện 1 nhóm trình bày sản phẩm của mình và yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, chốt kiến thức. | I. Tìm hiểu chung 1. Truyện cười - Truyện cười là một thể loại tứ ự có dung lượng nhỏ, dùng tiếng cười để chế giễu những thói hư tật xấu, những điều trái tự nhiên, trái thuần phong mỹ tục của con người - Truyện cười thường ngắn, cốt truyện tập trung vào sự việc có yếu tố gây cười, tình huống trớ trêu, những nghịch lí trong đời sống, … Bối cảnh được xây dựng trong truyện cười thường bị cường điệu so với thực tế, có yếu tố bất ngờ. Các nhân vật chính trong truyện cười thường là đối tượng bị chế giễu. Ngôn ngữ truyện cười dân dã, nhiều ẩn ý |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Văn bản Lợn cưới, áo mới Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau (mỗi 1 trả lời 2 câu đầu, nhóm 2 trả lời 2 câu cuối) : - Anh đi tìm lợn khoe của trong trường hợp, tình huống như thế nào? - Từ “cưới” có phải là từ thích hợp để chỉ con lợn và có là thông tin cần thiết cho người được hỏi không? - Anh có áo mới thích khoe của tới mức nào? - Điệu bộ, ngôn ngữ của anh ta sử dụng khi trả lời có phù hợp không? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức - GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả
| II. Tìm hiểu chi tiết 1. Văn bản Lợn cưới, áo mới - Anh đi tìm lợn khoe của trong lúc nhà bận rộn (có đám cưới) - Thông thường, anh ta chỉ cần hỏi “Tôi có con lợn, bác có thấy nó chạy qua đây không?”. Ở đây, rõ ràng từ “cưới” không phải là thông tin cần thiết cho người được hỏi - Anh có áo mới thích khoe của tới mức may được áo mới đem ra mặc ngay rồi “ra cửa đứng để mong có ai đi ngang qua thì người ta khen” - Điệu bộ của anh ta khi trả lời không phù hợp. Người ta hỏi về con lơn, anh liền “phanh hai vạt áo ra mà trả lời”. Không chỉ điệu bộ, anh ta còn kèm theo câu thông báo “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này” vào câu trả lời. Đây là yêu tố thừa trong câu trả lời nhưng là nội dung cần thông báo của anh ta -> Chính việc “dư” thông tin làm cho cuộc đối thoại sẽ trở nên đặc biệt bởi mục đích phát ngôn không chỉ hỏi và trả lời mà còn là khoe khoang bản thân. Cuộc đối thoại trở nên bất bình thường, trái tư nhiên-> Gây cười => Thông qua xây dựng một cuộc gặp gỡ đầy hài hước của hai anh chàng có tính hay khoe, tác giả dân gian đã ngầm phê phán thói khoe khoang, khoác lác, đây cũng là thói hư tật xấu phổ biến ở một bộ phận người trong xã hội xưa. Bằng cách kể chuyện tự nhiên, ngắn gọn với những yếu tố gây cười tự nhiên, truyện cười Lợn cưới áo mới không chỉ mang đến những tiếng cười hài hước mà còn truyền tải, gửi gắm được những bài học ý nghĩa 2. Văn bản Treo biển - Nhà hàng treo biển với mục đích quảng cáo. - Cái biển ban đầu đầy đủ thông tin về mặt hàng, địa điểm bán, chất lượng hàng bán. Những thông tin này cần thiết cho khách hàng. - Nội dung góp ý của khách hàng: Có 4 ý kiến khác nhau + Ý 1: đòi bỏ chữ “tươi” + Ý 2: bỏ chữ “ở đây” + Ý 3: bỏ “có bán” + Ý 4: bỏ “cá” Các ý đều được lập luận chặt chẽ, được nói với giọng chê bai nên nhà hàng đều răm rắp nghe theo và bỏ đi lần lượt từng phần nội dung trên tấm biển - Sau khi nghe nhận xét của khác, nhà hàng đã lần lượt bỏ các thông tin đó vậy nên cuối cùng cái biển không còn, nhà hàng tiến hành “cất nốt biển”. Như vậy mục đích treo biển để thông tin về nhà hàng cho khách hàng đã không đạt được. Nhà hàng trở về trạng thái ban đầu-> Việc treo biển trở nên vô tác dụng. Đây là tình huống gây cười nhiều nhất vì nếu tình huống này chỉ xuất hiện một lần thì ta có thể đánh giá nhà hàng biết tiếp thu ý kiến và điều chỉnh thông tin ở biển hiệu. Như vậy truyện sẽ tạo dựng một tính cách tích cực. Nhưng tình huống lặp lại nhiều lần và kết cục là không còn cái biển, tức là nhà hàng phủ nhận chính mình mặc dù các thông tin trên biển không hề sai và không gây hại. -> Điều này cho thấy nhà hàng không có khả năng tự đánh giá giá trị, không phân biệt được cái nên và không nên.
|
----------Còn tiếp-----------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác