Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT tiết: Thực hành tiếng việt- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 kết nối tiết: Thực hành tiếng việt- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …./…./…

Ngày dạy: …/…/…

TIẾT   :  THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT

NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ NGHĨA HÀM ẨN CỦA CÂU

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được những ẩn ý của lời nói trong giao tiếp, tương quan giữa nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực riêng biệt

- Năng lực thu thập các thông tin liên quan đến bài thực hành

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành các bài tập về nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Năng lực tiếp thu tri thức tiếng việt để hoàn thành các bài tập, vận dụng thực tiễn

  1. Phẩm chất:

- Thái độ học tập nghiêm túc, chăm chỉ.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên:

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ cho học sinh học ở nhà

  1. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu
  3. Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS.
  4. Sản phẩm: Bài trình bày của HS về những ý hiểu của em trong câu nói
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi sau: Em hãy trình bày những ý hiểu của em về câu nói sau: "Anh ăn cơm chưa?". Theo em, có thể hiểu câu hỏi đó theo những cách như thế nào? (Gợi ý: Hãy đặt câu đó vào trong các bối cảnh khác nhau)

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe GV nêu yêu cầu, suy nghĩ hoàn thành bài tập theo hình thức cá nhân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2 – 3 HS trả lời

Câu hỏi này có thể có những cách hiểu như:

- Lời mời cùng đi ăn cho vui

- Một lời nhắc nhở ai đó trước khi uống thuốc (bạn đã ăn cơm chưa mà đã uống thuốc…)

-…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét câu trả lời của HS, yêu cầu các HS khác lắng nghe có đưa ra nhận xét, góp ý cho phần trình bày của bạn

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Củng cố kiến thức đã học

  1. Mục tiêu: Nắm được kiến thức về câu hỏi tu từ
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
  3. Sản phẩm học tập: HS trả lời các kiến thức về câu hỏi tu từ
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

* GV dẫn dắt: Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, có những ý nghĩa được hiển thị ngay trên từ ngữ (nghĩa tường minh), và có những ý nghĩa ngầm chứa, cần phải suy luận mới biết được (nghĩa hàm ẩn)

GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và phần chuẩn bị bài ở nhà, trả lời các câu hỏi sau:

- Em hãy nêu những cách nhận biết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

- Em hãy trình bày tác dụng của nghĩa hàm ẩn

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng.

 

I. Ôn lại kiến thức

Nhận biết nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu thông qua các ví dụ

- Có những nghĩa hàm ẩn phụ thuộc vào ngữ cảnh và ngược lại, có những nghĩa hàm ẩn lại không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Ví dụ:

+ Với câu nói “Ngày mai tôi đi Hà Nội” có thể hiểu là “Ngày mai tôi không gặp mặt với nhóm được” nhưng cũng có thể hiểu “ Anh có cần gửi gì cho người thân ở Hà Nội thì tôi sẽ mang giúp cho”, …

-> Những nghĩa này tuỳ thuộc vào nội dung trao đổi trước đó của người nói/ người viết với người nghe/người đọc

+ Với câu nói “Nó lại đi Đà Lạt”, câu này cho biết một người nào đó đi Đà Lạt, và nhờ vào từ lại mà ta hiểu rằng trước đó người này cũng từng đi Đà Lạt

-> Nghĩa hàm ẩn của câu này được suy ra từ nghĩa của từ trong câu chứ không phụ thuộc vào ngữ cảnh

2. Tác dụng của nghĩa hàm ẩn

- Nghĩa hàm ẩn giúp truyền tải nhiều điều kín đáo, ý nhị, sâu xa, … làm cho giao tiếp ngôn từ được uyển chuyển, phong phú. Đặc biệt trong văn học, các nội dung, thông điệp mà tác giả muốn truyền tải thường được thể hiện dưới hình thức nghĩa hàm ẩn. Ví dụ

Chuột chù chê khỉ rằng hôi

Khỉ mới trả lời: Cả họ mày thơm

(Ca dao)

Chuột chù và khỉ đều là các loài có mùi hôi. Nhưng thật hài hước, chuột chù lại chê khỉ hôi trong khi chính mình là loài hôi có tiếng. Nghĩa tường minh trong câu trả lời của khỉ là lời khen nhưng nghĩa hàm ẩn thể hiện sự mỉa mai của chuột chù

-> Câu ca dao có hàm ý phê phán những người đã không tự biết cái xấu của mình lại còn đi chê bai người khác

-------------Còn tiếp------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT tiết: Thực hành tiếng việt- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới KNTT tiết: Thực hành tiếng việt- Nghĩa tường minh và nghĩa hàm ẩn của câu, giáo án ngữ văn 8 kết nối

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay