Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 7 Văn bản 1: Đồng chí

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 kết nối bài Văn bản 1: Đồng chí. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 7: TIN YÊU VÀ ƯỚC VỌNG

..................................................

Môn: Ngữ văn 8 – Lớp:

Số tiết : 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 7

  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo của bài thơ thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh, bố cục, mạch cảm xúc
  • Nhận biết và phân tích được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản
  • Bước đầu biết làm một bài thơ tự do; viết một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
  • Biết thảo luận ý kiến về một vấn đề trong đời sống theo đúng lứa tuổi
  • Yêu quê hương, đất nước; có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  VĂN BẢN 1: ĐỒNG CHÍ

(Chính Hữu)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS nhận biết được các đặc điểm về số tiếng trong một dòng thơ, số dòng trong một khổ, đặc điểm vần, nhịp của thể thơ tự do qua việc tìm hiểu bài thơ Đồng chí của tác giả Chính Hữu

- HS nhận biết và nhận xét được nét độc đáo của bài thơ thể hiện ở bố cục, hình ảnh, từ ngữ, mạch cảm xúc, cảm hứng chủ đạo, …

- HS cảm nhận được những tình cảm của người lính như tình yêu quê hương, đất nước; tình đồng chí, đồng đội; … Từ đó, bồi dưỡng tình cảm yêu mến, trân trọng, tự hào về các thế hệ cha anh đã cống hiến tuổi xuân cho độc lập dân tộc

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đồng chí

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đồng chí

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Yêu quê hương, đất nước; có niềm tin vào những điều tốt đẹp trong cuộc sống, có khát vọng và hoài bão lớn lao

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đồng chí
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 37)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thể thơ mà em đã được học và việc đọc một bài thơ, kể tên một bài thơ nói về tình đồng chí, đồng đội
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học những thể thơ nào? Đọc một bài thơ thuộc một trong những thể thơ đó

- Nêu tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm tháng chiến tranh mà em đã học, đã đọc

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Ở lớp 6 và lớp 7, em đã được học thể thơ lục bát, thể thơ bốn chữ, năm chữ, …

HS có thể đọc một trong những bài các em đã học như: Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh) – thơ bốn chữ, Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh) – thơ năm chữ, …

- Tên một bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội trong những năm tháng chiến tranh mà em đã học, đã đọc: Tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Các em thân mến, các em có bao giờ thắc mắc tại sao người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” không? Cách gọi ấy có ý nghĩa gì? Thực ra, cách gọi “đồng bào” này xuất phát từ truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”. Truyền thuyết kể rằng, mẹ Âu cơ đã sinh ra một bọc trứng, từ bọc trứng nở ra trăm người con là tổ tiên của dân tộc Việt Nam ngày nay. Từ “đồng bào” ở đây có nghĩa là “cùng một bào thai”. Vì vậy, người Việt thường gọi những người trong cùng đất nước là “đồng bào” là ý coi nhau như anh em cùng sinh ra từ một bọc, có cùng một cội nguồn sinh dưỡng, cùng là “con Rồng cháu Tiên”. Và các em biết không, trên cơ sở của từ đồng bào này, sau này, xuất hiện từ đồng chí chỉ những người có cùng chí hướng, lý tưởng, cùng đội ngũ và tổ chức với nhauĐó cũng là tên một tác phẩm của Chính Hữu và ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài thơ này để hiểu và trân quý hơn về tình đồng chí của những người lính.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Đồng chí
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đồng chí
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đồng chí
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Chính Hữu?

Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu về thơ tự do, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-         GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Thế nào là thơ tự do? Em hãy trình bày các đặc điểm của thể thơ này

+ Em hãy trình bày những hiểu biết của em về mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS dựa vào phần tìm hiểu ở nhà và những kiến thức đã được tìm hiểu ở phần Tri thức Ngữ văn để chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi trên

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS đứng lên trả lời câu hỏi, yêu cầu các HS khác nhận xét, góp ý và bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả, tác phẩm

a. Tác giả

- Chính Hữu (1926 – 2007) quê ở Hà Tĩnh, từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ

- Đề tài chủ yếu trong thơ ông là người lính và chiến tranh. Trong thơ ông, người lính hiện lên giản dị, mộc mạc với tình yêu quê hương, đất nước, đồng đội chân thành và sâu nặng

- Một số tác phẩm chính: Đầu súng trăng treo (1966), Tuyển tập Chính Hữu (1998), ...

 

 

 

 

b. Tác phẩm

Đồng chí được sáng tác sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu đánh bại cuộc tiến công quy mô lớn của giặc Pháp lên chiến khu Việt Bắc

 

 

 

 

 

2. Thơ tự do, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo

+ Thơ tự do

- Thơ tự do là thể thơ không quy định số tiếng trong mỗi dòng thơ và số dòng trong mỗi khổ thơ

- Thơ tự do có thể có vần hoặc không vần. Khi có vần, cách gieo nhịp trong bài thơ tự do rất linh hoạt. Nhịp điệu của thơ tự do được tạo nên bởi cách ngắt các vế trong dòng thơ, số tiếng của từng dòng, cách bố trí thanh điệu hoặc vần ở các tiếng được nhấn mạnh trong dòng thơ

- Tính chất phóng khoáng về hình thức giúp thơ tự do có thể diễn tả sinh động cảm xúc của nhà thơ trước những biểu hiện mới mẻ, đa dạng, phong phú của cuộc sống

b. Mạch cảm xúc

Thơ trữ tình thể hiện cảm xúc của nhà thơ trước một đối tượng nào đó. Vì vậy, cảm xúc là yếu tố đầu tiên, quan trọng nhất của thơ trữ tình. Cảm xúc vận động theo trình tự và phát triển thành mạch. Mạch cảm xúc có nhiều cung bậc và sắc thái, chi phối các yếu tố nội dung và hình thức của một bài thơ trữ tình

c. Cảm hứng chủ đạo

Cảm hứng chủ đạo của một tác phẩm văn học là tình cảm sâu sắc, mãnh liệt chi phối toàn bộ cách thể hiện đời sống, con người và sự lựa chọn hình thức nghệ thuật trong tác phẩm

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Đồng chí
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Đồng chí
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đồng chí

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1Đặc điểm về thể thơ, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đồng chí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Đồng chí

Những đặc điểm của thể thơ tự do được thể hiện như thế nào qua bài thơ Đồng chí?

Bài thơ có thể chia làm mấy phần? Xác định mạch cảm xúc qua các phần của bài thơ

+ Xác định cảm hứng chủ đạo trong bài thơ Đồng chí

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ, tiến hành thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Khởi nguồn của tình đồng chí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào văn bản cùng với phần chuẩn bị ở nhà chia lớp thành 4 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Những cụm từ “nước mặn đồng chua”, “đất cày lên sỏi đá” gợi hoàn cảnh, xuất thân của những người lính như thế nào? Từ đó em hãy nêu nhận nét về hoàn cảnh xuất thân của họ?

+ Em có nhận xét gì về sự thay đổi vị trí của hình ảnh gắn với anh và tôi qua sáu câu thơ đầu? Xác định biện pháp tu từ được dùng trong câu thơ “Súng bên súng, đầu sát bên đầu” và nêu tác dụng

+ Qua sáu câu đầu, em thấy tác giả lí giải như thế nào về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính?

+ Dòng thơ thứ bảy có gì đặc biệt? Điều đó có tác dụng như thế nào trong việc thể hiện mạch cảm xúc của bài thơ?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Những biểu hiện của tình đồng chí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà HS tiến hành thảo luận theo cặp và cho biết.

+ Tìm và phân tích các chi tiết, hình ảnh từ ngữ đặc sắc trong các dòng thơ từ “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày” đến “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay” được tác giả sử dụng để thể hiện tình đồng chí

+ Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh” Đầu súng trăng treo”?

Cảm xúc của nhà thơ thể hiện trong đoạn thơ từ Ruộng nương anh gửi bạn thân cày’ đến hết là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-        GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

I. Đặc điểm về thể thơ, mạch cảm xúc và cảm hứng chủ đạo của bài thơ Đồng chí

a. Đặc điểm về thể thơ

- Số tiếng trong một dòng: không bằng nhau giữa các dòng, có dòng bảy tiếng, có dòng tám tiếng, có dòng sáu tiếng, bốn tiếng, ba tiếng, hai tiếng.

- Số dòng trong mỗi khổ: không đều nhau, phù hợp với nội dung cảm xúc.

- Bài thơ gieo vần chân, vần liền: đá – lạ, nhau – đầu, kỉ – chí, cày – lay, vá – giá, giày – tay,... ; vần chân phối hợp với vần lưng (vai – vài);...

- Nhịp thơ: Các dòng trong bài thơ ngắt nhịp linh hoạt, có dòng nhịp 3/4 (Quê hương anh/ nước mặn đồng chua), có dòng nhịp 4/4 (Đêm rét chung chăn/ thành đôi tri kỉ), có dòng nhịp 2/2 (Áo anh/ rách vai), nhịp 2/4 (Quần tôi/ có vài mảnh vá), nhịp 4/3 (Đứng cạnh bên

nhau/ chờ giặc tới),...

- Hình thức thơ tự do phóng khoáng, ngắt nhịp linh hoạt giúp nhà thơ thể hiện tinh tế nhiều sắc thái cảm xúc.

b. Mạch cảm xúc

Để xác định được mạch cảm xúc của bài thơ, trước hết ta sẽ xác định bố cục của văn bản:

- Phần 1 gồm bảy dòng thơ đầu

- Phần 2 bao gồm số dòng còn lại.

Toàn bộ bài thơ là cảm xúc của nhà thơ trước tình đồng chí, đồng đội giữa những người lính. Cảm xúc ấy bắt đầu từ những suy tư về cơ sở hình thành tình đồng chí đồng đội, phát triển thành niềm xúc động trước những biểu hiện và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội.

c. Cảm hứng chủ đạo

Ngợi ca tình đồng đội, đồng chí, tinh thần yêu nước, dũng cảm vượt lên mọi thiếu thốn, gian khổ, hiểm nguy của những người lính là cảm hứng chủ đạo của bài thơ

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Khởi nguồn của tình đồng chí

Các cụm từ nước mặn đồng chua, đất cày lên sỏi đá gợi lên những vùng quê thiên nhiên khắc nghiệt, đất đai cằn cỗi, khó canh tác nên cuộc sống của con người khó khăn, vất vả, lam lũ

- Nhận xét về cách dùng từ ngữ, hình ảnh biểu tượng gắn với các nhân vật anh và tôi qua sáu dòng thơ đầu:

+ Dòng 1 và 2: cụm từ quê hương anh xuất hiện ở dòng 1, cụm từ làng tôi xuất hiện ở dòng 2 gợi sự xa cách về không gian địa lí giữa hai miền quê của hai người lính.

+ Dòng 3 và 4: Từ anh và tôi đã được đặt gần nhau hơn (xuất hiện trong cùng một dòng thơ), nhưng họ vẫn là những người xa lạ đến từ những phương trời khác nhau.

+ Dòng 5: Biện pháp tu từ điệp ngữ đã tạo nên hình ảnh sóng đôi Súng bên súng, đầu sát bên đầu. Đây là câu thơ tả thực và nó đã gợi lên tư thế của người lính trong đêm phục kích. Họ luôn sát cánh bên nhau trong mọi khó khăn, nguy hiểm. Các cặp câu đã được tác giả sử dụng biện pháp tu từ điệp ngữ như  “Súng bên súng” là chung nhiệm vụ, chung hành động; “đầu sát bên đầu” là chung chí hướng, chung lí tưởng. Chính Hữu đã dùng các từ “sát, bên” gợi sự chia sẻ của người lính, ý hợp tâm giao. Có thể nói, đây chính là biểu tượng đẹp cho tình đồng chí của những người lính đang kề vai sát cánh bên nhau cùng sẵn sàng chiến đấu.

+ Dòng 6: Chi tiết đêm rét chung chăn cho thấy một thực tế mà những người lính phải trải qua, đó là sự thiếu thốn về vật chất. Tuy nhiên, đó lại là chất keo gắn kết những người lính. Việc đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi để hoàn thành tốt nhiệm vụ đã khiến họ trở thành những người bạn thân thiết, thấu hiểu lẫn nhau.

- Qua sáu dòng thơ đầu, tác giả đã lí giải về khởi nguồn của tình đồng chí giữa những người lính: Từ những người xa lạ cùng cảnh ngộ ở những miền quê nghèo khác nhau, họ tập hợp trong cùng một đội ngũ để thực hiện lí tưởng cao cả là chiến đấu giành độc lập cho đất nước. Trong gian lao, họ cùng nhau chia sẻ những khó khăn, gian khổ và vì thế họ dần thấu hiểu, cảm thông lẫn nhau, trở thành tri kỉ của nhau.

- Dòng thơ thứ bảy đặc biệt ở chỗ chỉ có 2 tiếng: Đồng chí và dấu (!). Cấu trúc câu thơ đặc biệt đứng giữa bài thơ như một cái lưng ông thắt lại tạo ra một kết cấu lạ, kết cấu hình bó mạ, Nó có vai trò như một bản lể khép lại nội dung cảm xúc ở sáu câu thơ đầu – cội nguồn của tình đồng chí – đồng thời mở ra nội dung cảm xúc ở các câu thơ còn lại – những biểu hiện của tình đồng chí, đồng đội. Hai tiếng “đồng chỉ” vang lên kết hợp với dấu chấm than là tiếng gọi chan chứa tình cảm yêu thương của những người lính dành cho nhau.

=> Ở bảy câu thơ đầu, tác giả đã lí giải khởi nguồn của tình đồng chí. Tình đồng chí là kết tinh tình cảm giữa những người lính: đồng cảnh + đồng ngũ + đồng cảm – đồng chí. Đây là một tình cảm thiêng liêng, gắn bó giữa những con người cùng chung một chiến hào, nhiệm vụ

2. Những biểu hiện của tình đồng chí

– Ruộng nương anh gửi bạn thân cày/ Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay:

+ Lối nói khẩu ngữ mặc kệ có tác dụng nhấn mạnh tinh thần quyết tâm ra đi của người lính. Anh sẵn sàng gửi lại những tài sản quý giá nhất của người nông dân là ruộng nương, là gian nhà tranh đơn sơ để lên đường ra mặt trận.

+ Cụm từ gian nhà không, từ láy lung lay miêu tả rõ hơn cuộc sống thiếu thốn, khó khăn của người lính. Chí lớn của người lính phảng phất tinh thần của những chiến sĩ quyết ra đi vì chí lớn

-> Tình đồng chí trước hết biểu hiện ở sự cảm thông sâu sắc những tâm tư, nỗi niềm của nhau. Người lính hiểu đồng đội của mình đi chiến đấu để lại sau lưng những gì yêu quý nhất của quê hương. Dù dứt khoát ra đi nhưng thẳm sâu trong lòng họ là nỗi nhớ quê hương

da diết. Ở ngoài mặt trận, họ vẫn xót xa hình dung thấy gian nhà lung lay trong cơn gió mạnh nơi quê nhà xa xôi, cảm nhận được tình thương, nỗi nhớ của người thân.

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính:

-------------Còn tiếp-------------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 7 Văn bản 1: Đồng chí

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới KNTT bài Văn bản 1: Đồng chí, giáo án ngữ văn 8 kết nối

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay