Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
- HS viết được đoạn văn có đủ 3 phần: Mở bài, Thân bài, Kết bài
- HS nêu cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài học.
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận, hoàn thành văn bản Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- Năng lực tiếp thu tri thức, nắm được các yêu cầu đối với Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
- Nghiêm túc trong học tập.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS đọc phần đầu trong SGK và trả lời câu hỏi:
+ Hãy liệt kê những bài thơ tự do mà em biết hoặc đã được học
+ Bài thơ tự do nào đã để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất? Vì sao?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá phần trình bày của HS
* Gợi ý trả lời:
+ Những bài thơ tự do mà em biết hoặc đã được học là: Lá đỏ (Nguyễn Đình Thi), Đồng chí (Chính Hữu), …
+ Bài thơ tự do Đồng chí của Chính Hữu đã để lại cho em rất nhiều ấn tượng sâu sắc vì tác phẩm nói về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng dựa trên cơ sở cùng chung cảnh ngộ và lí tưởng chiến đấu. Và thông qua tác phẩm, em cũng hiểu được rằng tình đồng chí đã góp phần quan trọng tạo nên sức mạnh và phẩm chất của những người lính cách mạng.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong phần Đọc, em đã được tìm hiểu những bài thơ thuộc thể thơ tự do. Những bài thơ ấy hẳn đã để lại cho em những cảm nghĩ, và em cần biết cách ghi lại. Với phần Viết này, em sẽ được hướng dẫn cách viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS GV yêu cầu HS dựa vào nội dung SHS cùng kiến thức đã chuẩn bị trước đó trả lời câu hỏi: Theo em, một đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do phải đáp ứng được các yêu cầu gì? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập HS nghe câu hỏi, thảo luận nhóm và hoàn thành yêu cầu. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận GV mời đại diện HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è Ghi lên bảng. | 1. Yêu cầu đối với viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ về một bài thơ tự do - Giới thiệu được bài thơ, tác giả; nêu cảm nghĩ chung về bài thơ - Nêu được cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật; nêu được tác dụng của thể thơ tự do trong việc thể hiện mạch cảm xúc, tạo nên nét độc đáo của bài thơ - Khái quát được cảm nghĩ về bài thơ
|
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Lá đỏ - niềm tin và hi vọng ngày chiến thắng - GV yêu cầu HS vừa đọc văn bản, vừa đối chiếu với nội dung trong các thẻ chỉ dẫn, ghi chép vắn tắt những thông tin cần thiết. - GV đặt câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm (3-4 người/nhóm) và trả lời: a. Tìm những câu văn, từ ngữ giới thiệu bài thơ, tác giả b. Xác định câu văn, từ ngữ diễn tả cảm nghĩ chung về nét đặc sắc của bài thơ c. Chỉ ra những câu văn, từ ngữ nêu cảm nghĩ chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ d. Nhận diện câu văn đánh giá tác dụng của thể thơ tự do trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ e. Xác định câu văn, từ ngữ nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo nhóm, trao đổi theo những câu hỏi GV gợi ý. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV gọi HS trình bày phần chuẩn bị. - Các nhóm khác nhận xét, đánh giá, bổ sung, đi đến thống nhất. Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức è ghi lên bảng. | 1. Phân tích văn bản tham khảo a. Câu văn giới thiệu về bài thơ, tác giả: “Bài thơ Lá đỏ được viết vào năm 1974, trong thời gian nhà thơ Nguyễn Đình Thi đến với chiến trường Tây Nguyên” b. Câu văn diễn tả cảm nghĩ chung về nét đặc sắc của bài thơ: “… bài thơ vẫn ngời lên niềm tin, niềm hi vọng” c. Những câu văn, từ ngữ nêu cảm nghĩ chung về nội dung và nghệ thuật của bài thơ: - “Mạch cảm xúc của bài thơ phát triển từ cuộc gặp gỡ rồi chia li trong niềm tin gặp lại – niềm tin chiến thắng – của một người lính và một cô thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn” - “Biện pháp tu từ so sánh “Em như quê hương” đã làm nổi bật vẻ đẹp bình dị, thân thương cũng như vai trò là điểm tựa tinh thần tạo nên sức mạnh chiến đấu cho người lính nơi tiền tuyến của người “em gái tiền phương”” - … d. Câu văn đánh giá tác dụng của thể thơ tự do trong việc tạo nên nét đặc sắc của bài thơ: “Thể thơ tự do với hình thức phóng khoáng; vần, nhịp linh hoạt giúp nhà thơ khắc hoạ được bối cảnh Trường Sơn hùng vĩ, khí thế hào hùng, tâm hồn lạc quan phơi phới của đoàn quân ra trận” e. Câu văn nêu khái quát cảm nghĩ về bài thơ: “Bài thơ ra đời cách đây gần nửa thế kỉ vẫn gọi lên trong lòng người đọc niềm xúc động, tự hào, lòng biết ơn thế hệ cha anh đã hiến dâng tuổi xanh cho hoà bình của đất nước” |
--------------Còn tiếp--------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác