Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 8 Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Soạn mới Giáo án ngữ văn 8 kết nối bài Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT:  VĂN BẢN 2:  ĐỌC VĂN – CUỘC CHƠI TÌM Ý NGHĨA

(Trần Đình Sử)

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt

- HS xác định được luận đề, luận điểm, lí lẽ, bằng chứng của văn bản

- HS học hỏi được cách nêu luận đề, xây dựng luận điểm và xây dựng lí lẽ, bằng chứng để thuyết phục người đọc

- HS hiểu được bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn, biết tôn trọng và có ý thức học hỏi cách tiếp cận văn bản văn học của người khác

  1. Năng lực
  2. Năng lực chung

Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, …

  1. Năng lực riêng

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề

  1. Phẩm chất

- Trân trọng, tin yêu vẻ đẹp của con người, thiên nhiên; biết sống có trách nhiệm

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Tranh ảnh về nhà văn, hình ảnh

- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi

III.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
  3. Nội dung: GV cho HS thảo luận câu hỏi ở phần Trước khi đọc (sgk, trang 67)
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về việc nêu suy nghĩ của em về sức cuốn hút của sách và việc đọc đi đọc lại một tác phẩm nhiều lần
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đặt câu hỏi:

- Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người, trong đó có thể có em. Điều gì đã tạo nên sức cuốn hút ấy?

Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, thực tế đó nói lên điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS tiếp nhận nhiệm vụ và tiến hành thảo luận theo hình thức nhóm đôi trong vòng 2-3’

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời một số HS đại diện cho nhóm đứng dậy để trả lời câu hỏi

* Gợi ý trả lời

- Sách văn học hấp dẫn đối với nhiều người. Theo em, điều tạo nên sức cuốn hút ấy là những câu chuyện những bài học tạo lên ý nghĩa tiềm ẩn ở bên trong. Sách văn học không chỉ ở trong văn bản mà còn nằm ở trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời.

- Có những tác phẩm văn học cần được đọc đi đọc lại nhiều lần. Theo em, đây không phải là điều hiển nhiên, có tính cố định, mà là kết quả của một quá trình cảm thụ, suy ngẫm, khám phá. Cùng với sự trải nghiệm và trưởng thành qua thời gian, mỗi lần đọc là người đọc một lần khám phá thêm những lớp ý nghĩa mới của tác phẩm

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS

- GV dẫn dắt vào bài học: Các em thân mến, trong cuộc sống, mỗi sự vật đều có giá trị, ý nghĩa riêng. Một trong những vật có giá trị vô cùng lớn và mang ý nghĩa quyết định đến đời sống con người chính là sách. Sách là nơi lưu trữ những kiến thức từ lâu đời ở nhiều lĩnh vực khác nhau giúp người đọc mở mang hiểu biết cũng như bồi dưỡng tâm hồn. Tuy nhiên, với cùng một quyển sách, cùng một nội dung nhưng mỗi người lại có những cách nhìn nhận, cách cảm nhận khác nhau và thậm chí vẫn là quyển sách đó nhưng nếu ta cứ đọc đi đọc lại nhiều lần thì có khả năng mỗi lần đọc lại, ta lại có một cách cảm nhận mới khác với lần cảm nhận trước đó. Vậy tại sao lại có điều này, tại sao cùng một nội dung nhưng lại có nhiều cách nhìn nhận khác nhau? Chúng ta sẽ có câu trả lời sau khi học xong bài học ngay hôm nay, các em mở sách vở chúng ta bước vào bài mới: Văn bản 2 – Đọc văn- Cuộc chơi tìm ý nghĩa của tác giả Trần Đình Sử

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức và tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS

GV mời HS dựa vào nội dung chuẩn bị ở nhà:

- Trình bày hiểu biết của em về tác giả Trần Đình Sử?

 

Em hãy trình bày xuất xứ của văn bản

Bước 2: Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ tóm tắt những nội dung chính về tác giả và tác phẩm

Bước 3: HS tiến hành thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

I. Tìm hiểu chung

1. Tác giả

- Trần Đình Sử là một giáo sư, tiến sĩ lý luận văn họcNhà giáo Nhân dân, giảng viên Đại học Sư phạm VinhĐại học Sư phạm Hà Nội và một số trường đại học khác ở Việt Nam. Ông là một trong những nhà lí luận văn học hàng đầu của Việt Nam và có nhiều đóng góp trong việc làm thay đổi diện mạo nền lí luậnphê bình văn học của Việt Nam những năm cuối thế kỉ XX đầu thế kỉ XXI

2. Tác phẩm

Đọc – cuộc chơi tìm ý nghĩa được trích trong Đọc văn học văn (NXB Giáo dục, 2001)

 

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

d.Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1Luận đề, luận điểm văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV mời đại diện các nhóm dựa vào nội dung đã đọc ở nhà để trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Đọc văn- cuộc chơi tìm ý nghĩa:

Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là gì?

Em hãy chỉ ra các luận điểm trong văn bản? Các luận điểm đó có vai trò như thế nào trong việc thể hiện luận đề của văn bản?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Các nhóm thảo luận để trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời đại diện các nhóm lên bảng yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, chốt kiến thức.

Nhiệm vụ 2: Ý nghĩa của văn học và mục đích của việc đọc văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm đôi để trả lời các câu hỏi sau:

+ Thông qua phần đầu tác phẩm, tác giả đã quan niệm ý nghĩa của văn học là gì? Em hiểu như thế nào về quan niệm này?

+ Tác giả quan niệm đọc văn là gì? Theo em, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn thông qua các từ ngữ như “trò chơi”, “ú tim”?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

- GV cho HS đại diện các nhóm lên báo cáo kết quả

 

Nhiệm vụ 3: Hành trình đi tìm ý nghĩa trong văn bản và cách người đọc tiếp nhận văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Dựa vào phần chuẩn bị ở nhà, GV chia lớp thành 3 nhóm (nhóm 1 trả lời 2 câu đầu, nhóm 2 trả lời câu số 3 và nhóm 3 trả lời câu hỏi còn lại) và tiến hành thảo luận để trả lời các câu hỏi sau:

+ Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn nào trong văn bản giúp em hiểu rõ về vấn đề này?

+ Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” đã được tác giả làm sáng tỏ như thế nào?

+ Em đã từng đọc tác phẩm nào mà mỗi lần đọc là một lần thêm phát hiện ý nghĩa mới của tác phẩm chưa? Có tác phẩm nào em đọc từ nhỏ nhưng khi lớn lên mới phát hiện ra ý nghĩa sâu xa của nó?

Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì và giá trị của việc đọc văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 

I. Luận đề, luận điểm văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa

- Luận đề của văn bản Đọc văn – cuộc chơi tìm ý nghĩa là: Bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn

- Mỗi đoạn trong văn bản thể hiện một luận điểm:

+ Luận điểm 1: Ý nghĩa của văn học là tiềm ẩn và khó nắm bắt

+ Luận điểm 2: Mục đích của việc đọc văn là đi tìm ý nghĩa của cuộc đời qua văn bản văn học

+ Luận điểm 3: Cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc

+ Luận điểm 4: Người đọc được quyền tự do nhưng không được tuỳ tiện trong cách tiếp nhận

+ Luận điểm 5: Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì

+ Luận điểm 6: Giá trị của việc đọc văn

-> Các luận điểm trên đều làm rõ những khía cạnh khác nhau của luận đề bản chất và ý nghĩa của việc đọc văn

 

II. Tìm hiểu chi tiết

1. Ý nghĩa của văn học và mục đích của việc đọc văn

- Tác giả cho rằng “Văn học có một đặc điểm quan trọng là có ý nghĩa, nhưng đó là ý nghĩa tiềm ẩn”. Vì văn bản thường ẩn chứa hàm nghĩa, tức là ý nghĩa ẩn kín, ý nghĩa tiềm tàng của văn bản. Khi đọc một tác phẩm, phải nhìn nhận nó theo nhiều chiều hướng khác nhau thì dần dần người đọc nhận ra tầng hàm nghĩa của văn bản. Điều này phụ thuộc vào vốn sống, nhận thức, quan niệm, tư tưởng tình cảm... của người tiếp nhận.

- Tác giả quan niệm đọc văn là “cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc”

- Sở dĩ có sự liên tưởng giữa việc đọc văn với “trò chơi”, “ú tim” bởi đọc văn cũng giống như một cuộc chơi. Trò chơi cần có luật chơi và đem đến cho người tham gia niềm vui thích, sự hứng khởi. Đọc văn cũng như vậy, đã tham gia chơi thì phải tôn trọng luật của nó và trong quá trình đọc văn, người đọc cũng tìm thấy niềm vui, ý nghĩa của việc đọc. Không chỉ vậy, tác giả liên tưởng đến trò chơi ú tim còn hàm ý đây là cuộc chơi có nhiều bất ngờ

2. Hành trình đi tìm ý nghĩa trong văn bản và cách người đọc tiếp nhận văn bản

- Tác giả cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học thường không cố định. Câu văn: “Ý nghĩa văn bản không chỉ nằm trong văn bản mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản của cuộc đời.” đã giúp em hiểu rõ về vấn đề này. 

- Luận điểm “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” đã được tác giả làm sáng tỏ bằng việc đưa ra nhiều tầng nghĩa, đa nghĩa, mơ hồ, không dễ tóm lược được bằng một câu nhận định hay một công thức nào đó. Không ai có thể đọc tác phẩm một lần là xong vì vậy nên cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết vẫn luôn là một ẩn số và luôn được đào sâu tìm kiếm các tầng nghĩa khác nhau. Cụ thể chúng ta có thể hiểu nguyên nhân của “cuộc đi tìm ý nghĩa không có hồi kết thúc” là do:

+ Ý nghĩa của văn bản không chỉ nằm trong văn bản, mà còn nằm trong mối liên hệ nhiều mặt giữa văn bản với cuộc đời

+ Ý nghĩa của văn học không ngừng biến động, lớn lên, tuỳ vào cách thiết lập mối liên hệ giữa các loại văn bản với nhau

Ngoài ra, quan niệm này còn phủ định quan niệm cũ cho rằng ý nghĩa của tác phẩm văn học chỉ là cố định, đơn nhất; khẳng định đặc trưng của văn học là có tính đa nghĩa, mơ hồ và theo lý thuyết tiếp nhận và quan niệm mới về tác phẩm văn học, mỗi người đọc có cách tiếp nhận khác nhau về tác phẩm và có cơ hội bình đẳng như nhau trong trò chơi tìm ý nghĩa

- (Ví dụ)

Đọc hai câu thơ “Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu/ Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay” (Bằng Việt, Bếp lửa), có thể ban đầu, người đọc chỉ hiểu ý nghĩa sống mũi còn cay là sự nhớ lại cảm giác bị khói hun thuở nhỏ. Nhưng suy nghĩ sâu hơn, người đọc sẽ phát hiện ra lớp nghĩa hàm ẩn trong câu thơ, trạng thái ấy thể hiện sự xúc động như muốn khóc của người cháu trong hiện tại khi nhớ lại những kỉ niệm tuổi thơ. Cùng một cảm giác, nhưng nguyên nhân của nó lại hoàn toàn khác biệt. Nếu thuở nhỏ, sống mũi còn cay là bởi khói, thì bây giờ, cảm giác ấy lại đến từ sự xúc động, nhớ thương. Một cảm giác nhưng đã kết nối hai thời điểm, nó khiến quá khứ và hiện tại chìm đắm trong nhau, lồng ghép vào nhau khó có thể tách rời

- Thưởng thức văn học cũng có quy luật, câu văn này nhắc nhở người đọc được tự do trong tiếp nhận nhưng không thể tuỳ tiện. Người đọc vẫn cần căn cứ vào những tín hiệu thẩm mĩ, ngôn từ, hình tượng,... để giải mã văn bản. Chính điều này khiến sự tiếp nhận của người đọc về VB tuy phong phú, đa dạng nhưng vẫn có nhiều điểm gặp gỡ.

3. Tác phẩm văn học và đọc văn là một hiện tượng diệu kì và giá trị của việc đọc văn

 

----------Còn tiếp----------

Soạn mới giáo án Ngữ văn 8 KNTT bài 8 Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án ngữ văn 8 kết nối mới, soạn giáo án ngữ văn 8 mới KNTT bài Văn bản 2: Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa, giáo án ngữ văn 8 kết nối

Soạn mới giáo án ngữ văn 8 kết nối


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay