Nền kinh tế Nhật Bản phát triển qua nhiều giai đoạn với tốc độ tăng trưởng khác nhau; là nền kinh tế có kĩ thuật, công nghệ và mức độ công nghiệp hóa cao. Vậy nguyên nhân nào đã tác động đến nền kinh tế Nhật Bản? Các ngành kinh tế ở Nhật Bản phát triển và phân bố như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Nguyên nhân tác động đến nền kinh tế Nhật Bản:
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào các bảng 23.1, 23.2, hãy:
- Trình bày tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
- Giải thích tình hình phát triển kinh tế của Nhật Bản.
* Tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản:
* Nguyên nhân: Đạt được các thành tựu trên là do Nhật Bản đã có những chiến lược đề phát triển kinh tế phù hợp với từng giai đoạn như:
1. Công nghiệp
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 23.1, hãy:
- Xác định sự phân bố các ngành công nghiệp trên bản đồ
- Trình bày sự phát triển của ngành công nghiệp Nhật Bản
- Công nghiệp Nhật Bản có mức độ tập trung cao với nhiều trung tâm công nghiệp có quy mô lớn và rất lớn: Tokio, Ôxaca, Cô bê,...
- Các trung tâm công nghiệp phân bố thành một dải dọc theo lãnh thổ từ bắc xuống nam và tập trung chủ yếu ở ven biển phía đông nam. Các TTCN cũng chính là các đô thị - thành phố lớn.
* Sự phát triển ngành công nghiệp Nhật Bản:
- Chiếm 29,0% GDP cả nước (2020).
- Là sức mạnh của nền kinh tế Nhật Bản, giá trị sản lượng đứng thứ 2 thế giới.
- Cơ cấu ngành công nghiệp: đa dạng, phát triển mạnh các ngành có kĩ thuật cao.
- Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố chủ yếu ở ven bờ Thái Bình Dương.
Ngành | Sản phẩm nổi bật | Hãng nổi tiếng | |
Công nghiệp chế tạo (chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu) | Tàu biển | Chiếm khoảng 41% sản lượng xuất khẩu của thế giới. | Mitsubisi, Hitachi, Toyota, Nissan, Honda, Suzuki |
Ôtô | Sản xuất khoảng 25% sản lượng ôtô của thế giới và xuất khẩu khoảng 45% số xe sản xuất ra. | ||
Xe gắn máy | Sản xuất khoảng 60% lượng xe gắn máy của thế giới và xuất khẩu 50% sản lượng sản xuất ra. | ||
Sản xuất điện tử (ngành mũi nhọn của Nhật Bản) | Sản phẩm tin học | Chiếm khoảng 22% sản phẩm công nghệ tin học thế giới. | Hitachi, Toshiba, Sony, Nipon Electric, Fujitsu |
Vi mạch và chất bán dẫn | Đứng đầu thế giới về sản xuất vi mạch và chất bán dẫn. | ||
Vật liệu truyền thông | Đứng hàng thứ hai thế giới. | ||
Rôbôt (người máy) | Chiếm khoảng 60% tổng số rôbôt của thế giới và sử dụng rôbôt với tỉ lệ lớn trong các ngành công nghiệp kĩ thuật cao, dịch vụ,... | ||
Xây dựng và công trình công cộng | Công trình giao thông, công nghiệp | Chiếm khoảng 20% giá trị thu nhập công nghiệp, đáp ứng việc xây dựng các công trình với kĩ thuật cao. |
|
Dệt | Sợi, vải các loại | Là ngành khởi nguồn của công nghiệp Nhật Bản ở thế kỉ XIX vẫn được tiếp tục duy trì và phát triển. |
|
2. Dịch vụ
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào bảng 23.3, hãy trình bày sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ Nhật Bản.
- Chiếm 69,6 % GDP (năm 2020).
Ngoại thương có vai trò đặc biệt trong nền kinh tế, tổng giá trị xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đạt hơn 1 500 tỉ USD (năm 2020), sau Trung Quốc, Hoa Kỳ, Cộng hòa Liên bang Đức. Xuất khẩu trở thành động lực của sự tăng trưởng kinh tế; là nước xuất siêu: phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị điẹn tử,...; nhập khẩu chủ yếu: nhiên liệu hóa thạch, nguyên liệu thô,...
Nội thương phát triển từ lâu đời và có hệ thống rộng khắp, đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dân; thương mại điện tử phát triển mạnh
Ngành tài chính ngân hàng đứng hàng đầu thế giới, hoạt động đầu tư nước ngaoif ngày càng phát triển; là một trong những nước có tài trợ vốn ODA lớn nhất thế giới. Các ngân hàng lớn là: Mit-su-bi-shi, Mi-du-hô,...
3. Nông nghiệp
Câu hỏi: Đọc thông tin, quan sát hình 23.3 và dựa vào bảng 23.4, hãy:
- Xác định sự phân bố một số nông sản của Nhật Bản trên bản đồ.
- Trình bày tình hình phát triển và phân bố của nông nghiệp Nhật Bản
- Nông nghiệp Nhật Bản thu hút khoảng 3,0% lực lượng lao động.
- Chiếm 1,1% GDP, có vai trò thứ yếu trong nền kinh tế.
- Diện tích đất canh tác chỉ chiếm khoảng 13,0% diện tích lãnh thổ.
- Nông nghiệp phát triển theo hướng thâm canh.
- Chăn nuôi khá phát triển, các vật nuôi chủ yếu là: gà, bò, lợn,... Chăn nuôi bò sữa phát triển mạnh, áp dụng công nghệ hiện đại và có sản lượng cao, chất lượng tốt.
- Lâm nghiệp: diện tích rừng lớn, chiếm 66,0% diện tích lãnh thổ.
- Thủy sản: Là ngành kinh tế quan trọng. Sản lượng hằng năm lớn. Một số loại: cá thu, cá ngừ, tôm, cua.
Nuôi trồng thủy sản: được chú trọng phát triển. Một số loại: tôm, sò, ốc, rau câu, trai lấy ngọc,…
Câu hỏi: Đọc thông tin, hãy so sánh đặc điểm nổi bật của các vùng kinh tế Nhật Bản
* Giống nhau:
- Đều là các vùng kinh tế trọng điểm của Nhật Bản.
- Đều phát triển các ngành công nghiệp, có các trung tâm công nghiệp lớn
* Khác nhau:
1. Hôn-xu
Kinh tế phát triển nhất trong các vùng tập trung ở phần phía nam đảo
Các trung tâm công nghiệp lớn: Tô-ki-ô, I-ô-cô-ha-ma, Ki-ô-tô, Ô-xa-ka, Cô-bê tạo nên chuỗi đô thị.
2. Kiu-xiu
Phát triển công nghiệp nặng, đặc biệt khai thác than, luyện thép. Các trung tâm công nghiệp lớn: Phu-cu-ô-ca, Na-ga-xa-ki.
Miền Đông Nam trồng nhiều cây công nghiệp và rau quả.
3. Xi-cô-cư
Khai thác quặng đồng.
Nông nghiệp đóng vai trò chính.
4. Hô-cai-đô
Rừng bao phủ phần lớn diện tích, dân cư thưa thớt.
Công nghiệp: khai thác than đá, quặng sắt, luyện kim đen, khai thác và chế biến gỗ, sản xuất giấy và bột xenlulô.
Các trung tâm công nghiệp lớn là Sa-pô-rô, Mu-rô-ran.
Bài tập 1: Hoàn thành bảng nội dung về một số ngành công nghiệp của Nhật Bản vào vở ghi theo mẫu sau
Ngành | Tình hình phát triển | Trung tâm |
Công nghiệp chế tạo | Chiếm khoảng 40% giá trị hàng công nghiệp xuất khẩu (năm 2020) | Tô-ky-ô, na-gôi-a, Ô-xa-ca |
Công nghiệp luyện kim | Tốc độ phát triển nhanh, ứng dụng phổ biến kĩ thuật và công nghệ hiện đại; xuất khẩu thép đứng thứ hai thế giới. | Tô-ky-ô, I-cô-ha-ma, Na-gôi-a |
Công nghiệp điện tử - tin học | Phát triển với tốc độ nhanh, dẫn đầu thế giới, sản phẩm công nghiệp nổi bật là máy tính và rô bốt | Tô-ky-ô, Na-ga-xa-ki, phu-cu-ô-ca |
Công nghiệp hóa chất | Là một trong những ngành công nghệ cao của Nhật Bản. Các sản phẩm của công nghiệp hóa chất như: nhựa, vật liệu cách nhiệt, cao su tổng hợp,... | Tô-ky-ô, Na-gôi-a, Cô-chi |
Công nghiệp thực phẩm | Đa dạng, trình độ phát triển cao, đầu tư ra nước ngoài lớn | I-cô-ha-ma, Ky-ô-tô, Mu-rô-ran |
Bài tập 2: Dựa vào bảng 23.1, vẽ biểu đồ kết hợp cột và đường thể hiện GDP và tốc độ tăng trưởng của Nhật Bản giai đoạn 1961 - 2020. Rút ra nhận xét
Bài tập 3: Tìm hiểu về mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam
Những con số trên chỉ là một phần nhỏ của mối quan hệ kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam. Quan hệ hai bên tiếp tục phát triển và có tiềm năng mở rộng hơn nữa trong tương lai, đặc biệt khi các hiệp định thương mại tự do và các chương trình hợp tác được triển khai mạnh mẽ. Hai quốc gia đã cam kết cùng nhau xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược bền vững và mang lại lợi ích lớn cho cả hai dân tộc.