Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao só 4? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).

Tìm hiểu hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao só 4? (nghệ thuật, nội dung, ý nghĩa).

Câu trả lời:

Hình ảnh biểu tượng “khăn” trong bài ca dao:

  • Nghệ thuật:

Khăn là hình ảnh nhân hóa, ẩn dụ.  Tác giả dân gian đã diễn tả nỗi nhớ ngổn ngang, thẫn thờ của cô gái vì thương nhớ. Trong nỗi nhớ ấy còn có sự sầu muộn, bất an đến rơi lệ.

Các cặp động từ, tính từ đối lập: rơi – vắt, lên – xuống miêu tả trạng thái của chiếc khăn, qua đó hé lộ tâm trạng ngổn ngang, rối bời, lúng túng của nhân vật trữ tình vì thương nhớ.

  • Nội dung:

Khăn vốn là vật gắn bó mật thiết với người con gái. Cái khăn được nói đến đầu tiên và được hỏi nhiều nhất trong 6 dòng thơ (tức nửa bài ca). Đó là vật trao duyên, vật kỉ niệm gợi nhớ người yêu, lại luôn luôn quấn quýt bên mình người con gái như cùng chia sẻ với họ trong niềm thương nhớ. Nó mang màu sắc nữ tính. Nó chính là người con gái. 

  • Ý nghĩa:

Nhấn mạnh, tô đậm nỗi nhớ thương của nhân vật trữ tình. Đó là nỗi nhớ triền miên không dứt. Đó là lời bộc bạch cũng là lời tự vấn của cô gái. Có phải đàng sau chiếc khăn là một con người đang thương nhớ bồn chồn không nguôi? Thương nhớ đến không làm chủ được mình, đứng ngồi không yên, ra ngẩn vào ngơ, như đứng đống lửa, như ngồi đống than thì mới có cái cảnh khăn rơi, khăn bắt... như vậy.

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net