Trong bài ca dao số 6, có nhiều hình ảnh đặc sắc đáng chú ý:
- Hình ảnh ẩn dụ: "Muối, gừng".
- Hình ảnh hoán dụ: "Ba vạn sáu nghìn ngày".
- Thành ngữ "nghĩa nặng tình dày".
- Hình ảnh "Ba vạn sáu nghìn ngày”
Ý nghĩa biểu tượng của các hình ảnh:
- Muối, gừng vốn là những gia vị quen thuộc của bữa ăn, Gừng có riêng vị cay thơm tho, nồng nàn. Muối có riêng vị mặn đậm đà, thấm sâu. Hương vị đó cũng là hương vị tình người trong cuộc sống tự bao đời của nhân dân ta, cũng là vị thuốc của người lao động nghèo. Hình ảnh gợi sự liên tưởng đến những khó khăn, chuân chuyên của cuộc đời nhưng vẫn nồng ấm tình yêu
- Từ ngữ chỉ thời gian: 3 năm 9 tháng. Đây là khoảng thời gian ước lệ chỉ khoảng thời gian dài.
- Thành ngữ “nghĩa nặng tình dày”: Khẳng định tình nghĩa sâu nặng, gắn bó của vợ chồng, cùng nhau trải qua những cay đắng của cuộc đời.
- Gừng cay - muối mặn là biểu trưng cho sự gắn bó thủy chưng của những cặp vợ chồng chung lưng đấu cật, đầu ấp, chia sẻ mặn nồng ấm lạnh. Nghĩa tình ấy bền vững với thời gian chẳng khác chi:
- Hình ảnh hoán dụ: con số “Ba vạn sáu nghìn ngày” tức 100 năm – một đời người: Con số đó đã khẳng định, nếu như vợ chồng có phải xa cách nhau thì đó cũng là lúc đã đi đến tận cùng của cuộc đời. Tức là không gì có thể chia rẽ được vợ chồng cho đến khi chết.
=> Bằng việc mượn quy luật của tự nhiên, tác giả dân gian đã khẳng định tình yêu thủy chung, bền chặt, gắn bó không bao giờ thay đổi của vợ chồng đồng thời ca ngợi tình nghĩa vợ chồng, đồng cam cộng khổ vượt qua mọi khó khăn, gian nan của cuộc đời.