Văn học trung đại Việt Nam tiếp thu và dân tộc hóa tinh hoa văn học nước ngoài:
Văn học trung đại tiếp thu tinh hoa văn học Trung Quốc về ngôn ngữ, thể loại, cách thể hiện.
- Về ngôn ngữ: dùng chữ Hán để sáng tác
- Về thể loại: văn vần ( thể cổ phong và Đường Luật); văn xuôi (chiếu, biểu, hịch, cáo, tiểu thuyết chương hồi,...)
- Về thi liệu: Sử dụng thi liệu và điển tích, điển cố Trung Hoa.
Quá trình dân tộc hóa những tinh hoa của văn học Trung Quốc.
- Sáng tạo ra chữ Nôm và dùng nó để sáng tác văn học;
- Việt hóa thơ Đường luật thành thơ Nôm Đường luật, thất ngôn xen lục ngôn;
- Sáng tạo ra các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát, hát nói, các khổ ngâm khúc, truyện thơ. Tất cả lấy đề tài, thi liệu từ đời sống, con người Việt Nam.