Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:……./…../……
Ngày dạy:……./…../…..
THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU
_____Trích chèo Quan Âm Thị Kính____
- Củng cố kĩ năng đọc hiểu văn bản chèo đã được hình thành qua bài học trước đó.
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự học, giao tiếp, hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo, thẩm mĩ.
- Năng lực phân tích và đánh giá được một số yếu tố về nội dung, đề tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, chủ đề….
- Năng lực cảm nhận, phân tích được bối cảnh lịch sử - văn hóa thể hiện trong kịch bản chèo.
- Trân trọng văn hóa truyền thống dân tộc.
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh minh họa vai Thị Màu trong trích ddoanj chèo Thị Mầu lên chùa và nêu yêu cầu chia sẻ: Quan sát hình ảnh Thị Mầu lên chùa trong bức ảnh trên, em thấy có gì đặc biệt?
- Gv khơi gợi để HS mô tả lại bức ảnh, đối chiếu những điều mình vừa quan sát về cách ăn mặc, đi đứng khi lên chùa… từ đó nhận xét dự đoán về tính cách nhân vật.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu, nhớ lại kiến thức và trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp về những hiểu biết, cảm nhận của bản thân.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, khen ngợi HS.
- GV củng cố kiến thức:
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong tiết học hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu một trích đoạn nội tiếng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, đó là Thị Mầu lên chùa.
Hoạt động 1: Đọc và tìm hiểu chung
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV gọi một số HS đọc văn bản. - Yêu cầu HS chia sẻ những kết quả đọc ban đầu theo các chỉ dẫn của SGK ở bên phải văn bản. - GV yêu cầu HS: xác định thể loại, bố cục, xuất xứ của văn bản. - GV đặt câu hỏi: Đoạn trích kể về sự việc gì? - HS tiếp nhận nhiệm vụ Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin tác giả trong SGK, tóm tắt ý chính. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV gọi 3 - 4 HS chia sẻ kết quả. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức. | I. Đọc và tìm hiểu chung 1. Đọc văn bản - Xuất xứ: Đoạn trích Thị Mầu lên chùa được trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính.
- Thể loại: chèo - Bố cục: + Phần 1: (từ đầu… có ai như mày không): Thị Mầu đi lên chùa. + Phần 2: (còn lại): Tính cách, đặc điểm Thị Kính.
- Nội dung đoạn trích: Đoạn trích thuật lại sự việc Thị Mầu lên chùa để tán tình, trêu đùa với Tiểu Kính với thái độ trơ trẽn điệu bộ lẳng lơ. Tuy nhiên, Tiểu Kính vẫn liêm chính, không quan tâm và giữ khoảng cách với Thị Mầu. |
Hoạt động 4: Tổ chức đọc hiểu văn bản
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về nhân vật Thị Mầu Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS theo dõi lại văn bản và thảo luận theo cặp: ● Tìm hiểu về lời nói, ngoại hình, hành động của Thị Mầu. Từ đó, nhận xét tính cách nhân vật này. ● Mục đích của Thị Mầu lên chùa để làm gì? ● Từ lời nói, hành động, nhận xét về diễn biến tâm trạng Thị Mầu ● Tiếng gọi “thầy tiểu ơi” lặp lại nhiều lần có tác dụng gì trong việc biểu lộ nỗi lòng Thị Mầu? ● Em có nhận xét gì về nhân vật này? - Các nhóm thảo luận và trao đổi nội dung. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc lại đoạn văn và suy nghĩ để trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét, góp ý, bổ sung. Dự kiến sản phẩm: Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức Ghi lên bảng. - Gv bổ sung: + Đó là lời nói với Tiểu Kính (đối thoại), ví dụ: “Tên em ấy à? / [...] Chưa chồng đấy nhá!’’; lời nói với chính minh (độc thoại), ví dụ: “Phải gió ở đâu! Chạy từ bao giờ rồi!”; lời nói với khán giả (bàng thoại), ví dụ: “Đẹp thì người ta khen chứ sao!’’. + Qua lời thoại của Thị Mầu, có thể thấy nhân vật này khá phóng khoáng, tự do suy nghĩ về tình yêu. Thị Mầu nghĩ rằng chỉ cần là mong nhớ, tương tư về người ta là mình có thể tự do đến bên người đó, không ngại quy giáo, lễ nghĩa. Là duyên thì mình đến ''Phải duyên thời lấy/ Chớ nghe họ hàng''
| II. Đọc hiểu văn bản 1. Nhân vật Thị Mầu - Thị Mầu sử dụng lời nói, lời hát (hát ghẹo tiểu, hát) để tỏ bày tình cảm: Đó là lời nói với Tiểu Kính (đối thoại); lời nói với chính minh (độc thoại); lời nói với khán giả (bàng thoại). + Lời nói, hát là hành động của Thị Mầu biểu thị các hành động: giới thiệu thông tin về bản thân với chú tiểu, khen chú tiểu, mời chú tiểu ăn giầu, ghẹo tiểu, thách thức, bất chấp sự chê trách, phê phán của người đời (thể hiện qua tiếng đế),... Bên cạnh hành động thể hiện qua ngôn ngữ, còn là các hành động trực tiếp đi kèm với lời nói, hát (được thể hiện thông qua chỉ dẫn sân khấu): nấp; xông ra nắm tay Tiểu Kinh;... - Mục đích: Thị Mầu lên chùa, mang tiền cùng gạo của cha mẹ tiến cúng chỉ là cái cớ. Mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu là bày tỏ tình cảm với chú tiểu. Thị Mầu tranh thủ mọi cơ hội để bộc lộ lòng mình. - Tiếng gọi "thầy tiểu ơi” trở đi trở lại nhiều lần, cùng với những tiếng gọi ấy là nỗi lòng, khát khao hạnh phúc được Thị Mầu thẳng thắn, táo bạo tỏ bày. Sự điệp đi nhấn lại cho thấy mối quan tâm duy nhất của Thị Mầu khi lên chùa là thầy tiểu. Tác dụng: + Tiếng gọi ấy như buộc đối tượng phải quan tâm đến mình, làm cho mọi lời nói, tiếng hát trở thành tiếng giãi bày chỉ mong đối tượng thấu hiểu, trờ thành những "bủa vây” bay vờn, xoắn xuýt bám riết lấy đối tượng giao duyên, quyết thực hiện bằng được khao khát tỏ bày tình cảm của mình. + Tiếng gọi như muốn bộc bạch tất cả sự mê đắm, bật ra tất cả nỗi nhớ nhung, niềm khao khát. + Tiếng gọi hòa với giọng hát, ánh mắt sóng sánh đa tình, nhịp bước "tung toé”, sắc áo rực rỡ, những đường nét xuân thì bung toả của cơ thể thiếu nữ trẻ trung,... tạo thành một Thị Mầu sẵn sàng bật tung mọi khuôn thước để sống đúng với tình càm tự nhiên của trái tim thiếu nữ,...
- Diễn biến tâm trạng Thị Mầu: Theo lời nói, lời hát, hành động của nhân vật, người đọc nhận ra diễn biến tâm trạng của Thị Mầu: - Từ rộn ràng, tươi vui, náo nức khi lên chùa đến choáng váng, đắm đuối, si mê táo bạo tỏ bày tình cảm và quyết liệt “tấn công" đối tượng bằng tất cả sự “bùng nổ" của dòng nham thạch đầy sức sống. buồn bã, thất vọng khi không được đáp lại, để rồi như gồng mình lên, bất chấp, thách thức mọi khuôn khổ, phép tắc, định kiến giáo điều của quan niệm phong kiến trong tình yêu. - Nhận xét: Nhân vật Thị Mầu mang một nét mới lạ so với hình ảnh người phụ nữ truyền thống, Thị Mầu đi ngược hẳn với đạo lí, lễ nghĩa ngày xưa, thể hiện cái tôi rất mạnh. |
-----------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác