Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
- Trình bày được tính chất của nước biển và đại dương.
- Giải thích được hiện tượng sóng biển và thuỷ triều.
- Trình bày được chuyển động của các dòng biển trong đại dương.
- Nêu được vai trò của biển và đại dương đối với phát triển kinh tế - xã hội.
- Vẽ được sơ đồ; phân tích được bản đồ và hình vẽ về nước biển và đại dương.
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng toạ.
- Năng lực riêng:
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về kiến thức nước biển và đại dương với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của HS.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức trò chơi Ô cửa bí mật
GV phổ biến luật chơi: Mỗi câu trả lời đúng sẽ nhận được 1 phần quà trong mỗi ô cửa. Hãy giơ tay thật nhanh để giành quyền trả lời. Nếu không có câu trả lời sẽ giành quyền trả lời cho đội khác.
Câu 1: Biển nào người không biết bơi vẫn có thể nổi được ?
Câu 2 : Người đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng đường biển?
Câu 3: Một loại thiên tai ở vùng ven biển, có sức tàn phá khủng khiếp, gây những thảm họa lớn?
Câu 4: Tên dòng sông ở Việt Nam, có trận địa bãi cọc ngầm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS lắng nghe, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 bạn đứng dậy chia sẻ quan điểm, suy nghĩ của mình.
Câu 1: Biển Chết
Câu 2: Magielang
Câu 3: Sóng thần
Câu 4: Sông bạch Đằng
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời, ghi nhận đáp án của HS, chưa vội kết luận đúng sai, dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Trong thuỷ quyền, nước biển và đại dương chiếm 97,5% tổng lượng nước. Biển và đại dương có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự sống và các hoạt động kinh tế của con người. Nước biển và đại dương có những tính chất gì? Trong biển và đại dương diễn ra những vận động nào? Bài 12: Nước biển và đại dương.
Hoạt động 1: tìm hiểu tính chất của nước biển và đại dương
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi trong thời gian 3 phút: Đọc thông tin mục 1 và kiến thức đã học, trình bày tính chất của nước biển và đại dương. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS liên hệ kiến thức đã học, chủ động khai thác thông tin để hoàn thành nhiệm vụ. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS khi cần Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện các cặp đôi trả lời. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức: + Nếu có thể tách toàn bộ muối ra khỏi nước biển và đại dương, chúng ta sẽ thu được khoảng 50 tỉ tấn muối, tương đương một lớp muối dãy hơn 150 m bao phủ xung quanh Trái Đất. Nguồn gốc của muối trong biển và đại dương rất đa dạng nhưng chủ yếu do các sông mang từ lục địa ra. Khi ra đến biển, nước bốc hơi và tham gia vào vòng tuần hoàn của nước, còn các muối tích tụ lại theo thời gian, tạo nên độ muối tự nhiên của nước biển và đại dương. + Các đại dương và những đặc trưng cơ bản: - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tính chất của nước biển và đại dương – Độ muối: + Độ muối trung bình của nước biển là 35 ‰. + Độ muối phụ thuộc vào bốc hơi, lượng mưa và lượng nước sông đổ vào. + Độ muối thay đổi theo vĩ độ và theo độ sâu. – Nhiệt độ: + Nhiệt độ trung bình bề mặt của toàn bộ đại dương khoảng 17°C (toàn Trái Đất là khoảng 15°C). + Nhiệt độ nước biển thay đổi theo mùa trong năm. + Nhiệt độ nước biển giảm dần từ Xích đạo về phía hai cực và thay đổi theo độ sâu. |
-------------------------Còn tiếp------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác