Soạn SBT Ngữ văn 11 Cánh diều Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Hướng dẫn giải Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Anh hùng tiếng đã gọi rằng, sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1. Đây là sách bài tập nằm trong bộ sách "Cánh diều" được biên soạn theo chương trình đổi mới của Bộ giáo dục. Hi vọng, với cách hướng dẫn cụ thể và giải chi tiết học sinh sẽ nắm bài học tốt hơn.

ANH HÙNG TIẾNG ĐÃ GỌI RẰNG 

(Trích Truyện Kiều) 

(NGUYỄN DU)

Câu 1. Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng thể hiện chủ đề nào dưới đây:

A. Khát vọng tình yêu tự do 

B. Khát vọng hạnh phúc gia đình 

C. Khát vọng tự do, công lí 

D. Khát vọng lập chiến công 

Hướng dẫn trả lời:

Đáp án C. Khát vọng tự do, công lí. 

Câu 2. (Câu hỏi 1, SGK) Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm mấy phần? Nêu nội dung chính của mỗi phần. 

Hướng dẫn trả lời:

- Đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng có thể chia làm 2 phần:

+ Phần 1 (từ đầu đến…là tam cam lòng): Cuộc trò chuyện giữa Từ Hải và Thúy Kiều.

+ Phần 2 (phần còn lại): khẳng định vẻ đẹp anh hùng đích thực của Từ Hải trong cuộc chiến công.

Câu 3. Tìm những từ ngữ thể hiện cách xưng hô của Thúy Kiều khi nói về mình và khi nói về Từ Hải. Qua đó, em thấy Thúy Kiều là người như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

Thuý Kiều nói về mình 

Thúy Kiều nói về Từ Hải 

Từ ngữ 

Tính chất biểu cảm 

Từ ngữ 

Tính chất biểu cảm 

chút thân bồ liễu, chạm xương chéo dạ 

Tự xưng khiêm nhường, tự hạ thấp, người mang ơn 

Sấm sét ra tay, nghì trời mây 

Tôn xưng, đề cao, người có công ơn 

Thúy Kiều qua cách xưng hô 

- Khiêm nhường, tự hạ thấp mình. 

- Biết ơn sâu nặng người đã giúp mình. 

Câu 4. Những từ ngữ của Từ Hải khi nói về Thúy Kiều có gì khác so với những từ ngữ của Thúy Kiều khi nói về mình? Vì sao có sự khác nhau đó?

Hướng dẫn trả lời:

- Thúy Kiều dùng những từ ngữ Thể hiện sự thấp bé yếu đuối sự biết ơn khi nói về mình và những từ ngữ tôn xưng hoa dụ để nói về Từ Hải. Trong khi đó Từ Hải dùng từ ngữ nói về Thúy Kiều với sự trân trọng đồng cảm: người tri kỷ, việc cũng việc nhà. 

- Nguyên nhân  của sự khác nhau đó: Thúy Kiều mặc cảm với quá khứ của mình, bộc lộ lòng biết ơn sâu nặng đối với người đã giúp mình. Từ Hải gọi Thúy Kiều là người tri kỷ để xóa đi mặc cảm về thân phận “thanh lâu hai lượt” của Kiều, xóa đi khoảng cách kẻ dưới người trên giữa hai người. Từ Hải đã nâng Kiều lên ngang hàng với mình trong quan hệ “gái thuyền quyên”  sánh với “trai anh hùng”.  Từ Hải không coi việc Thúy Kiều là “tấc riêng” của nàng. Từ Hải gọi việc Thúy Kiều nhờ mình là việc nhà chứng tỏ  Từ Hải không chỉ hiểu Thúy Kiều mà còn có tấm lòng đồng cảm sâu sắc,  có trách nhiệm đối với Kiều. 

Câu 5. (Câu hỏi 3, SGK) Phân tích hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích (về lí tưởng, lời nói, hành động, kì tích). Từ đó, nêu nhận xét về tính cách của nhân vật này. 

Hướng dẫn trả lời:

Hình tượng nhân vật Từ Hải qua đoạn trích:

+ Lí tưởng: Từ Hải giúp Kiều báo ân, báo oán là một việc làm đầy nghĩa khí như các anh hùng hảo hán xưa nay vẫn coi trọng. Với Từ hải, không thể dung tha mọi “bất bằng” tội ác ở đời “anh hùng tiếng đã gọi rằng/ giữa đường dẫu thấy bất bằng mà tha”. Câu nói vang lên đĩnh đạc, hào hùng thể hiện một lí tưởng anh hùng tuyệt đẹp, như một lời tuyên chiến với mọi cái ác, cái bất công ở đời.

+ Lời nói: đanh thép, ngang tàng, ngang nhiên thách thức, tự coi minh là "quốc sĩ", nghĩa là kẻ sĩ tầm cỡ quốc gia, lại gọi mình là "anh hùng".

+ Hành động, kì tích: tiến quân như vũ bão “trúc chẻ mái tan”, binh uy chấn động “sấm ran trong ngoài”. Từ Hải dựng lên một triều đình đối địch làm chủ “một góc trời”, có tổ chức quy củ “gồm hai văn võ, rạch đôi sơn hà”, xuất quân đánh đâu thắng đấy “gió quét mưa sa”, “đạp đổ năm tòa cõi Nam”. Dưới con mắt của Từ Hải, bọn vua quan triều đình chỉ là “loài giá áo túi cơm”, ngang nhiên thách thức ‘trước cờ ai dám tranh cương/ năm năm hùng cứ một phương hải tần”. Qua đó, ta thấy Từ Hải oai phong lẫm liệt như một anh hùng thần thoại, một dũng sĩ trong sử thi, hiện lên trong hào quang chiến trận, lừng lẫy trong chiến công.

Câu 6. (Câu hỏi 5, SGK) So sánh nghệ thuật xây dựng nhân vật ở các đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng và Trao duyên. 

Hướng dẫn trả lời:

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Anh hùng tiếng đã gọi rằng: sử dụng các từ Hán Việt để góp phần miêu tả cốt cách phi thường của nhân vật Từ Hải đã khắc họa thành công một hình tượng con người mang tầm vóc vũ trụ kì vĩ.

- Nghệ thuật miêu tả nhân vật ở đoạn trích Trao duyên: sử dụng những từ ngữ chọn lọc, tinh tế, ngôn ngữ kể, độc thoại nội tâm nhân vật có sức thuyết phục cao đã xây dựng thành công diễn biến tâm lí phức tạp, giằng xé, đau khổ của Kiều.

II. Bài tập tiếng Việt 

Câu 1. Xác định từ ngữ đối và kiểu đối trong các ngữ liệu sau:

a. Tôi không muốn là bướm. Tôi chỉ muốn là tằm. 

(Lưu Quý Kỳ)

b. Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời. 

(Nguyễn Du) 

c. Đứng một ngày đất lạ hóa thành quen

Đứng một đời em đất quen hóa lạ.

(Vũ Quần Phương)

Hướng dẫn trả lời:

a. Từ ngữ đối: bướm - tằm. Kiểu đối: tiểu đối (cùng hàng). 

b. Từ ngữ đối: trong - đục. Kiểu đối: trường đối (khác hàng).

c. Từ ngữ đối: quen - lạ. Kiểu đối: tiểu đối (cùng hàng)

Câu 2. (Bài tập 2, SGK) Tìm biện pháp đối trong đoạn thơ dưới đây (trích Truyện Kiều của Nguyễn Du). Biện pháp đối trong đoạn trích giúp người đọc hình dung về hai chị em Thúy Vân, Thúy Kiều như thế nào?

Đầu lòng hai ả tố nga,

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.

Mai cốt cách, tuyết tinh thần,

Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười.

Vân xem trang trọng khác vời,

Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang.

Hoa cười ngọc thốt đoan trang,

Mây thua nước tóc, tuyết nhường màu da.

Kiều càng sắc sảo, mặn mà,

So bề tài, sắc, lại là phần hơn.

Làn thu thủy, nét xuân sơn,

Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh.

Hướng dẫn trả lời:

- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuôn trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.

- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.

Câu 3. (Bài tập 3, SGK) Biện pháp đối được vận dụng trong các đoạn văn sau như thế nào? Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ đó. 

a. Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước. 

(Hồ Chí Minh)

b. Với một nếp sống phong lưu về vật chất, phong phú về tinh thần, lịch sử ngàn năm văn vật của Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội đã hun đúc cho người Hà Nội một nếp sống thanh lịch: từng trải mà nhẹ nhàng, kiên định mà duyên dáng, hào hoa mà thanh thoát, sang trọng mà không xa hoa, cởi mở mà không lố bịch, nhố nhăng, ... từ lời ăn tiếng nói đến phong cách làm ăn, suy nghĩ. 

(Trần Quốc Vượng)

c. Hội nhập là việc sống kết vào với biển, chứ không phải việc sông tan biến vào trong biển. Chúng ta gắn kết với thế giới, chứ không phải chúng ta tan biến vào thế giới. 

(Nguyễn Sĩ Dũng)

Hướng dẫn trả lời:

a. mạnh mẽ - to lớn, sự nguy hiểm – khó khăn, lũ bán nước – lũ cướp nước.

→ Tác dụng: cho thấy sức mạnh của tình yêu nước nồng nàn của nhân dân ta, nó có thể giúp ta tạo nên một sức mạnh vô địch để chiến thắng kẻ thù.

b. từng trải – nhẹ nhàng, kiên định – duyên dáng, hào hoa – thanh thoát, sang trọng – không xa hoa, cởi mở - không lố bịch, nhố nhăng.

→ Tác dụng: nhấn mạnh vẻ đẹp, nếp sống đầy văn hóa thanh lịch của người Hà Nội đã được hun đúc lại qua hàng ngàn năm.

c. sông kết vào với biển – sông tan biến vào trong biển

→ Tác dụng: nhấn mạnh sự “hòa nhập chứ không hòa tan” của con người khi bước vào giai đoạn hội nhập.

Câu 4. Viết một đoạn văn (khoảng 6-8 dòng) để phân tích cái hay của biện pháp đối trong câu đối Tết sau đây:

Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ 

Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh 

Hướng dẫn trả lời:

Câu đối là một loại văn chương thường dùng trong những ngày vui xuân đón Tết, trong các sự kiện hiếu hỷ…Câu đối đã góp phần tạo nên hương vị Tết của dân tộc, cho nên ngày Tết mà trong nhà không treo câu đối thỉ kể cũng kém xuân:

Thịt mỡ dưa hành, câu đối đỏ

 Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh. 

Câu đối trên không rõ có từ bao giờ và do ai viết, hoặc ứng khẩu đọc ra. Nhưng cứ mỗi lần Tết đến, xuân sang người Việt Nam không mấy ai là không nhớ đến, nhắc đến 2 vế đối hay và độc đáo này. Bởi xưa cũng như nay việc làm câu đối, viết và treo câu đối đã trở thành một mỹ tục của nhân dân ta, cả ở thành thị lẫn ở nông thôn. Hơn thế nữa câu đối “Thịt mỡ, dưa hành… cây nêu, tràng pháo…” dù chỉ gồm có 2 câu song thất với 14 chữ, 6 danh từ mà đã gói gọn và phản ánh được rất nhiều phương diện, rất nhiều nét đẹp của cái Tết cổ truyền Việt Nam. 

Tìm kiếm google: Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 Cánh diều , Giải SBT Ngữ văn 11 Cánh diều tập 1, Soạn sách bài tập Ngữ văn 11 CD Bài 2 Thơ văn Nguyễn Du: Anh hùng tiếng đã gọi rằng

Xem thêm các môn học

Giải SBT ngữ văn 11 tập 1 cánh diều

BÀI MỞ ĐẦU

BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ


Copyright @2024 - Designed by baivan.net