[toc:ul]
Bài tập 1: Dựa vào bảng 16.1, hãy cho biết tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong giai đoạn 1990 – 1996; 1998 – 2000 và so sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (mức tăng GDP bình quân của thế giới trong thập niên 90 là 3% năm).
Bài tập 2: Dựa vào bảng 16.2, cho biết tỉ trọng của các ngành trong tổng sản phẩm trong nước của từng quốc gia tăng giảm như thế nào?
Bài tập 3: Vì sao các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc?
Bài tập 4: Dựa vào bảng 16.3, hãy vẽ biểu đồ hình tròn thể hiện sản lượng lúa, cà phê của khu vực Đông Nam Á và của châu Á so với thế giới. Vì sao khu vực này có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó?
Bài tập 1: Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn
- 1990 – 1996: Hầu hết các nước đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, trừ In-đô-nê-xi-a và Thái Lan.
- 1998 – 2000: hầu hêt các nước có tốc độ tăng trưởng giảm hoặc âm, năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước được phục hồi trở lại và tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.
- So sánh: mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.
Bài tập 2: Tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
- Cam-pu-chia: nông nghiệp giảm 18,5%; công nghiệp tăng 93%, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 9,2%.
- Lào: nông nghiệp giảm 8,3%; công nghiệp tăng 8,3%; dịch vụ không thay đổi.
- Phi-líp-pin: nông nghiệp giảm 9,1%; công nghiệp giảm 7,7%; dịch vụ tăng 16,8%
- Thái Lan: nông nghiệp giảm 12,7%; công nghiệp tăng 11,3%; ngành dịch vụ tăng l,4%.
Bài tập 3: Các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc vì:
- Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
- Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
- Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.
- Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tê đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
Bài tập 4: Xử lí bảng số liệu ta được:
- Vẽ biểu đồ
- Khu vực Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều nông sản là vì: điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời.
Bài tập 1:
Tình hình tăng trưởng kinh tế của các nước trong các giai đoạn
- Giai đoạn 1990 – 1996: Hầu hết các nước đều có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn, trừ In-đô-nê-xi-a và Thái Lan có tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.
- Giai đoạn 1998 – 2000: Năm 1998 hầu hêt các nước có tốc độ tăng trưởng giảm hoặc âm (trừ Việt Nam), do khủng hoảng tài chính, bắt đầu từ Thái Lan. Đến năm 2000 tốc độ tăng trưởng kinh tế ở nhiều nước được phục hồi trở lại và tăng trưởng với tốc độ khá nhanh.
So sánh với mức tăng trưởng bình quân của thế giới (thập niên 90 là 3% năm): mức tăng trưởng bình quân của một số nước Đông Nam Á cao hơn.
Bài tập 2: Quan sát bảng số liệu 16.2 ta thấy, giai đoạn 1980 – 2000, hầu hết các nước đều có sự dịch chuyển tỉ trọng giữa các ngành. Theo đó, dịch chuyển theo hướng giảm tỉ trọng ngành nông nghiệp tăng tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ.
Cụ thể từng nước như sau:
1. Cam-pu-chia: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 18,5%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 93%, tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 9,2%.
2. Lào: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 8,3%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 8,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ không thay đổi.
3. Phi-líp-pin: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 9,1%; tỉ trọng ngành công nghiệp giảm 7,7%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng 16,8%
4. Thái Lan: tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm 12,7%; tỉ trọng ngành công nghiệp tăng 11,3%; tỉ trọng ngành dịch vụ tăng l,4%.
Bài tập 3: Hiện nay, các nước Đông Nam Á tiến hành công nghiệp hóa nhưng kinh tế phát triển chưa vững chắc.
Nguyên nhân:
1. Việc sản xuất và xuất khẩu nguyên liệu vẫn chiếm vị trí đáng kể trong cơ cấu kinh tế của nhiều nước.
2. Các nước Đông Nam Á phát triển nhiều ngành kinh tế dựa vào hai thế mạnh chủ yếu là nguyên liệu và lao động, hai thế mạnh này sẽ giảm dần vai trò trong tương lai.
3. Năm 1997-1998 khủng hoảng tài chính tiền tệ bắt đầu từ Thái Lan làm cho kinh tế nhiều nước tăng trưởng âm.
4. Việc bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức trong quá trình phát triển kinh tê đã làm cho cảnh quan thiên nhiên bị phá hoại, đe dọa sự phát triển bền vững của khu vực.
Bài tập 4: Xử lí bảng số liệu ta được:
- Vẽ biểu đồ
=> Khu vực Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều nông sản là vì: Các nước ở Đông Nam Á có thể sản xuất được nhiều những nông sản đó do điều kiện tự nhiên thuận lợi như đồng bằng phù sa màu mỡ, khí hậu nóng ẩm quanh năm, nguồn nước tưới dồi dào và do truyền thống canh tác lâu đời.