Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) bài chủ đề 7 tuần 25: Nhiệm vụ 5,6

Soạn mới Giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) bài Nhiệm vụ 5,6. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

TUẦN 25: NHIỆM VỤ 5, 6 

XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI, GIẢM NHẸ RỦI RO KHI GẶP THIÊN TAI CHO NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG

THAM GIA HOẠT ĐỘNG PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI CỦA ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN HỒ CHÍ MINH, ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH VÀ NHÀ TRƯỜNG 

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xây dựng được kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  • Vận dụng những kiến thức, kĩ năng của mình đã học được để tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai.
  1. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động phòng tránh rủi ro thiên tai.

Năng lực riêng:

  • Biết cách xây dựng kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  • Thực hiện được các việc làm cụ thể để góp phần phòng tránh thiên tai.
  1. Phẩm chất: Nhân ái và trách nhiệm.
  2. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  3. Đối với giáo viên

 

  • SHS, SGV, Giáo án.

 

  • Tranh, ảnh, video liên quan đến chủ đề.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 8 – bản 1.
  • Vở, bút và những dụng cụ theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Giúp HS tạo tâm thế thoải mái, dễ chịu trước khi bước vào nội dung bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho cả lớp cùng quan sát video về ảnh hưởng của thiên tai.
  4. Sản phẩm học tập: HS quan sát video và trả lời câu hỏi.
  5. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát video: 

https://youtu.be/im08YRl3df4?si=9TAbPEY1RpxCS8uv 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết mưa lũ đã gây ra những thiệt hại gì cho các địa phương?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát và video và trả lời câu hỏi.

- GV cùng hòa giọng với cả lớp.

Bước 3: Báo cáo, đánh giá kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một vài HS trình bày câu trả lời:

Mưa lũ gây nhiều thiệt hại nặng nề cho các địa phương:

+ Thiệt hại về người, tài sản.

+ Sạt lở đất.

+ Lũ ống, lũ quét.

+ Ngập lụt cục bộ.

+ Gián đoạn việc học, đi làm.

- GV dẫn dắt HS tìm hiểu nội dung mới: Chủ đề 7. Tìm hiểu nhiệm vụ 5, 6. 

  1. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG VÀ VẬN DỤNG – MỞ RỘNG

Hoạt động 5: Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
  1. Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.
  2. Thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai theo kế hoạch đã xây dựng.
  1. Sản phẩm học tập: HS xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS thành 4 nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV yêu cầu HS: Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.

Gợi ý xây dựng kế hoạch trình bày dưới Hoạt động 5.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, sử dụng sản phẩm thiết kế ở Hoạt động 4 để xây dựng kế hoạch tuyên truyền.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (khi cần)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ kế hoạch trước lớp.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

5. Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai cho người dân địa phương

a. Xây dựng kế hoạch truyền thông cho người dân địa phương về những biện pháp để phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai

Thông qua xây dựng kế hoạch truyền thông, HS tuyên truyền được đến mọi người những biện pháp phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai.





Nhiệm vụ 2. Thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai theo kế hoạch đã xây dựng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm dựa vào kế hoạch đã xây dựng và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên.

Gợi ý phân công nhiệm vụ trình bày dưới Hoạt động 5.

- GV yêu cầu HS lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp:

+ Tổ chức báo cáo trực tiếp.

+ Phát tờ rơi cho người dân.

+ Treo băng rôn, khẩu hiệu ở nhà văn hóa, khu trung tâm ở địa phương,...

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thực hiện phân chia nhiệm vụ và thực hiện tuyên truyền.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ (khi cần)

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một vài nhóm chia sẻ.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Thực hiện các hoạt động truyền thông phòng chống thiên tai và giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai theo kế hoạch đã xây dựng

- Các nhóm HS chủ động phân chia nhiệm vụ cho từng thành viên. Mỗi thành viên tích cực, năng động, thực hiện nhiệm vụ đã được giao.

- HS lựa chọn hình thức tuyên truyền phù hợp với từng đối tượng.

 

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG CHO NGƯỜI DÂN ĐỊA PHƯƠNG VỀ NHỮNG BIỆN PHÁP ĐỂ PHÒNG TRÁNH THIÊN TAI VÀ GIẢM NHẸ RỦI RO KHI GẶP THIÊN TAI

TRƯỜNG THCS A

LỚP: 8A1

KẾ HOẠCH

Tuyên truyền cho người dân địa phương về 

những biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro khi gặp lũ lụt

1. Mục tiêu:

Sau khi truyền thông, người dân có thể:

- Xác định được các biện pháp phòng tránh và giảm nhẹ rủi ro khi gặp lũ lụt.

- Lựa chọn được biện pháp phù hợp với gia đình để phòng tránh lũ lụt và giảm nhẹ rủi ro khi gặp lũ lụt.

2. Thời gian, địa điểm, đối tượng

- Thời gian: Một buổi sáng (từ 7h00 – 10h00), ngày ... tháng ... năm ...

- Địa điểm: Nhà văn hóa thôn X, xã Y.

- Đối tượng: Người dân địa phương.

3. Hình thức, phương pháp

- Hình thức: Trực tiếp

- Phương pháp:

+ Sân khấu hóa.

+ Đóng kịch, diễn tiểu phẩm.

+ Trò chơi.

+ Chia sẻ tài liệu.

4. Phương tiện, thiết bị

- Phương tiện: Báo cáo tình hình lũ lụt trên địa bàn, bài viết, tiểu phẩm, tình huống, tờ rơi, băng rôn, cẩm nang phòng chống lũ lụt.

- Thiết bị: Loa cầm tay,...

5. Các hoạt động cụ thể

Thời gian

Nội dung hoạt động

Biện pháp thực hiện

Người phụ trách

Ghi chú

Trước khi tổ chức một tuần

Mời người dân tham dự

Gửi thư mời tham dự buổi truyền thông đến từng gia đình người dân.

Bạn A, B, C

 

Từ 7h00 đến 7h30

Tập trung tại Hội trường Nhà văn hóa

- Sử dụng loa phát thanh của thôn để thông báo đến người dân.

- Ổn định tổ chức, thông báo chương trình.

Bạn D, E

Đại diện Đoàn Thanh niên thôn

 

Từ 7h30 đến 8h00

Khởi động

- Tiết mục văn nghệ.

- Mời đại diện nhà trường phát biểu khai mạc.

Bạn H

Bạn L

Giáo viên chủ nhiệm

 

Từ 8h00 đến 8h30

Báo cáo tình hình lũ lụt ở địa phương

- Đại diện HS báo cáo.

Bạn N, M

 

Từ 8h30 đến 9h15

Tiểu phẩm

Đóng vai diễn tiểu phẩm “Làm gì khi có lũ lụt xảy ra”.

Cả lớp

 

Từ 9h15 đến 9h45

Trao đổi, thảo luận

Mời người dân đặt câu hỏi, thảo luận và trả lời.

Người dẫn chương trình

 

Từ 9h45 đến 9h50

Đăng kí thực hiện phòng chống lũ lụt

Người dân trả lời phiếu khảo sát.

Bạn Q

Toàn bộ người tham gia

 

Từ 9h50 đến 10h00

Bế mạc

Tuyên bố bế mạc.

Lớp trưởng

 

Người lập kế hoạch

Lớp trưởng

Nguyễn Văn A

 

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHO TỪNG THÀNH VIÊN

Nội dung nhiệm vụ

Người phụ trách

Ghi chú

Liên hệ với chính quyền địa phương để phối hợp thực hiện

  

Chuẩn bị

  

- Các phương tiện, thiết bị

  

- Trang trí sân khấu hội trường

  

- Văn nghệ, trò chơi

  

- Các bài báo cáo

  

- Luyện tập đóng vai tiểu phẩm

  

- Câu hỏi thảo luận

  

Thiết kế, viết và gửi thư mời đến các thành viên tham dự

  

...

  

Hoạt động 6: Tham gia hoạt động phòng tránh thiên tai của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường 

  1. Mục tiêu: Hoạt động này giúp HS tham gia hoạt động phòng tránh thiên tai của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường tổ chức.
  2. Nội dung: GV lần lượt tổ chức các nhiệm vụ, HS quan sát, theo dõi và thực hiện theo yêu cầu:
  1. Tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động.
  2. Chia sẻ kết quả những việc làm em đã tham gia.
  1. Sản phẩm học tập: HS hoàn thành các nhiệm vụ được giao.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1. Tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS trao đổi theo nhóm 4 – 6 HS.

- GV hướng dẫn HS xác định những việc làm có thể tham gia phòng tránh thiên tai, giảm nhẹ rủi ro khi gặp thiên tai để đăng kí tham gia:

+ Tham gia theo nhóm.

+ Phối hợp với các tổ chức ở địa phương như: Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên, Hội phụ nữ, Hội Cựu chiến binh,...

+ Chụp hình, quay video về quá trình thực hiện để làm minh chứng.

Mẫu đăng kí trình bày dưới Hoạt động 6.

- GV yêu cầu mỗi nhóm: Thảo luận và liệt kê các việc làm góp phần phòng tránh thiên tai ở địa phương.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hình thành nhóm, thảo luận và trả lời câu hỏi.

- HS tham gia đăng kí các hoạt động phòng tránh thiên tai.

- GV quan sát, theo dõi và hướng dẫn HS thực hiện (khi cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo.

6. Tham gia hoạt động phòng tránh thiên tai của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường 

a. Tham gia các hoạt động phòng tránh thiên tai của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh và nhà trường phát động

- Trồng cây ở đường làng, lối xóm, các khu đồi trọc,...

- Nhặt rác, khơi thông cống rãnh, kênh mương,...

- Giúp người dân chằng néo nhà cửa, công trình công cộng,...

- Chuẩn bị các phương tiện, thiết bị ứng phó khi có bão, lũ lụt, sóng thần,...





Nhiệm vụ 2. Chia sẻ kết quả những việc làm em đã tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả những việc làm phòng tránh thiên tai và giảm nhẹ rủi ro.

Gợi ý mẫu báo cáo trình bày dưới Hoạt động 6.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm và thực hiện báo cáo.

- GV quan sát, theo dõi và hướng dẫn HS thực hiện (khi cần).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác nhận xét, đóng góp ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết.

- GV chuyển sang hoạt động tiếp theo.

b. Chia sẻ kết quả những việc làm em đã tham gia

HS chia sẻ kết quả làm việc của nhóm. Từ đó chia sẻ về những thuận lợi, khó khăn khi thực hiện hoạt động và các biện pháp giải quyết vấn đề để đạt kết quả.

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) bài chủ đề 7 tuần 25: Nhiệm vụ 5,6

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) mới, soạn giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1) bài Nhiệm vụ 5,6, giáo án HĐTN 8 chân trời (bản 1)

Soạn mới giáo án HĐTN 8 chân trời bản 1


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay