[toc:ul]
Bài tập 1: Em hãy cho biết vì sao sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm như vậy? Tìm trên bản đồ một số sông lớn ở Trung Bộ nước ta.
Bài tập 2: Em hãy cho biết đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có chung tên là gì, chia làm mấy nhánh, tên của các nhánh đó, đổ nước ra biển bằng những cửa nào.
Bài tập 3: Em hãy nêu những thuận lợi và khó khăn do lũ gây ra ở đồng bằng sông Cửu Long.
Bài tập 4: Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ những dòng sông nào.
Bài tập 5: Nêu cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng và đơn vị bằng sông Cửu Long.
Bài tập 1: Sông ngòi Trung Bộ lại có đặc điểm vì: Lãnh thổ Trung Bộ kéo dài, hẹp ngang, đồi núi ăn ra sát biển nên sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc. Khi có mưa và bão lớn, lũ các sông lên rất nhanh và đột ngột, Ở Trung Bộ, mùa mưa lệch hẳn về thu đông.
– Một số sông lớn ở Trung Bộ: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba
Bài tập 2:
– Đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có tên chung: sông Cửu Long.
– 2 nhánh: sông Tiền và sông Hậu.
– Đổ ra biển bằng 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc, Trần Đề.
Bài tập 3:
– Thuận lợi: Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng để sản xuất nông nghiệp, Bồi đắp phù sa tự nhiên, Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn, Giao thông trên kênh rạch.
– Khó khăn: Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài, Phá hoại nhà cửa, vườn dược, mùa màng, Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường, Làm thiệt hại lớn về người, gia súc.
Bài tập 4: Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ của những dòng sông:
– Hà Nội: nằm trên bờ sông Hồng.
– Tp. Hồ Chí Minh: nằm trên bờ sông Sài Gòn.
– Đà Nẵng: nằm trên bờ sông Hàn.
– Cần Thơ: nằm trên bờ sông Hậu Giang.
Bài tập 5:
Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:
- Từ xa xưa nhân dân trong vùng đã đắp đê chống lũ.
- Tích cực trồng rừng ở thượng nguồn hệ thống sõng Hồng và sông Thái Bình.
- Đắp đập, làm hồ chứa nước phát triển thuỷ điện.
- Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.
- Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.
Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.
- Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.
- Làm nhà nổi, làng nổi.
- Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.
Bài tập 1:
1. Lãnh thổ Trung Bộ kéo dài, hẹp ngang, đồi núi ăn ra sát biển nên sông ngòi ở đây thường ngắn và dốc. Khi có mưa và bão lớn, lũ các sông lên rất nhanh và đột ngột.
2. Ở Trung Bộ, mùa mưa lệch hẳn về thu đông, nên mùa lũ tập trung vào các tháng cuối năm.
3. Một số sông lớn ở Trung Bộ: sông Mã, sông Cả, sông Thu Bồn, sông Ba (Đà Rằng).
Bài tập 2:
1. Đoạn sông Mê Công chảy qua nước ta có tên chung là sông Cửu Long.
2. Sông Cửu Long được chia làm hai nhánh, đó là: sông Tiền và sông Hậu.
3. Sông Cửu Long đổ ra biển bằng 9 cửa: Tiểu, Đại, Ba Lai, Hàm Luông, cổ Chiên, Cung Hầu, Định An, Bát Xắc, Trần Đề.
Bài tập 3:
– Thuận lợi của lũ ở đồng bằng sông Cửu Long:
1. Thau chua, rửa mặn đất đồng bằng để sản xuất nông nghiệp.
2. Bồi đắp phù sa tự nhiên, mở rộng diện tích đồng bằng.
3. Du lịch sinh thái trên kênh rạch và rừng ngập mặn.
4. Giao thông trên kênh rạch.
– Khó khăn:
1. Gây ngập lụt diện rộng và kéo dài.
2. Phá hoại nhà cửa, vườn dược, mùa màng.
3. Gây ra dịch bệnh do ô nhiễm môi trường.
4. Làm thiệt hại lớn về người, gia súc.
Bài tập 4: Các thành phố Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ nằm trên bờ của những dòng sông:
1. Hà Nội: nằm trên bờ sông Hồng.
2. Tp. Hồ Chí Minh: nằm trên bờ sông Sài Gòn.
3. Đà Nẵng: nằm trên bờ sông Hàn.
4. Cần Thơ: nằm trên bờ sông Hậu Giang.
Bài tập 5:
Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Hồng:
1. Từ xa xưa nhân dân trong vùng đã đắp đê chống lũ.
2. Tích cực trồng rừng ở thượng nguồn hệ thống sõng Hồng và sông Thái Bình.
3. Đắp đập, làm hồ chứa nước phát triển thuỷ điện.
4. Tiêu lũ theo sông nhánh và ô trũng.
5. Bơm nước từ đồng ruộng ra sông.
Cách phòng chống lũ lụt ở đồng bằng sông Cửu Long:
1. Đắp đê bao hạn chế lũ nhỏ.
2. Tiêu lũ ra vùng biển phía tây theo các kênh rạch.
3. Làm nhà nổi, làng nổi.
4. Xây dựng làng tại các vùng đất cao, hạn chế tác động của lũ.